Giá dầu phiên 9/2 tiếp tục tăng; trong đó giá dầu Mỹ tăng trước triển vọng nhu cầu tiêu thụ xăng tăng có thể giúp củng cố thị trường dầu mỏ Mỹ, dù tình trạng nguồn cung dầu lớn vẫn đang tạo áp lực giảm đối với giá cả.
Trong phiên 8/2, giới đầu tư bán các vị thế ngắn hạn đối với dầu thô sau khi Ủy ban Thông tin Năng lượng (EIA) công bố số liệu tồn kho dầu thô chính thức của Mỹ.
Trong phiên 7/2, giá dầu tiếp tục chịu áp lực giảm do tồn kho dầu tại Mỹ tăng mạnh, dấy lên lo ngại rằng thỏa thuận cắt giảm sản lượng của OPEC sẽ bị "vô hiệu quá" trước sự phục hồi trong sản xuất dầu đá phiến của Mỹ.
Giá dầu giảm trong phiên giao dịch ngày 6/2 bởi đồng USD tăng giá, sản lượng tại Mỹ tăng vượt sản lượng cắt giảm của Tổ chức các nước Xuất khẩu Dầu lửa (OPEC) và căng thẳng leo thang trong mối quan hệ Mỹ-Iran.
Đầu phiên 6/2, giá dầu thô tăng nhẹ trước lo ngại rằng, các biện pháp trừng phạt mới của Mỹ đối với Iran có thể gây gián đoạn nguồn cung dầu. Tuy nhiên, mức tăng của giá dầu vẫn hạn chế vì số lượng giàn khoan tại Mỹ tăng tiếp.
Quyết định cắt giảm sản lượng dầu của OPEC là một quyết định lịch sử, tác động nhiều đến giá cả và cung cầu nhiên liệu này. Tuy nhiên, chúng ta đợi xem trong cuộc họp sắp tới vào ngày 25 tháng 3/2017, OPEC liệu có gia hạn thỏa thuận này không.
Giá dầu thô phục hồi trong phiên 3/2 sau khi Mỹ áp lệnh trừng phạt đối với một số cá nhân và tổ chức của Iran sau vụ thử tên lửa đạn đạo; trong đó dầu Brent ghi nhận tuần tăng mạnh nhất kể từ đầu năm nay.
Năm 2016, PVD chỉ đạt 5.360 tỷ đồng doanh thu thuần, giảm đến 63% so với năm trước. Lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ đạt 120 tỷ đồng, giảm 93% so với năm 2015.
Chốt phiên 1/2, giá dầu thô lấy lại hơn 1 USD/thùng sau khi bất ngờ giảm nhẹ trong đầu phiên vì thông tin tồn kho dầu Mỹ tiếp tục tăng trong tuần trước.
Trong phiên 31/1, việc USD suy yếu cùng tin tức cho hay Hiệp hội các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) đã cắt giảm thành công 82% sản lượng trong tháng 1/2017 đã giúp đẩy giá dầu lên cao.