Giá dầu có thể quay trở lại mốc 100 USD/thùng sau động thái giảm sản lượng của OPEC+?
Tại sao OPEC+ chọn thời điểm bây giờ để giảm sản lượng?
Câu trả lời đơn giản là vì OPEC+ muốn đẩy giá dầu tăng. Tháng trước, giá dầu Brent giảm xuống 70 USD/thùng do tình trạng hỗ loạn trong lĩnh vực ngân hàng dẫn đến làn sóng bán các tài sản rủi ro. Năm ngoái, giá dầu Brent đã duy trì quanh mức 100 USD/thùng trong khoảng thời gian dài.
Tuy nhiên, giá đã phục hồi đã phục hồi lên 80 USD/thùng vào cuối tuần trước và cách không xa so với mức được giao dịch trong phần lớn năm 2023.
Vì vậy, các nhà phân tích coi quyết định bất ngờ cắt giảm sản lượng không chỉ là một động thái phòng thủ của liên minh mà còn là nước đi quyết đoán của các thành viên lớn trong nhóm như Arab Saudi.
Arab Saudi cũng thất vọng với những bình luận của Mỹ vào tuần trước rằng họ sẽ mất nhiều năm để bổ sung lượng hàng vào trong kho Dữ trữ Dầu mỏ Chiến lược, vốn bị cạn kiệt một phần trong năm 2022 nhằm kiểm soát giá năng lượng sau khi xung đột Nga - Ukraine bùng nổ.
Mỹ đã chỉ ra rằng mặc dù họ muốn ngăn giá tăng cao và sẽ gây áp lực lên các đồng minh như Arab Saudi để duy trì sản lượng nhưng họ cũng tăng cường mua dầu cho kho dự trữ chiến lượng với mức giá thấp.
OPEC+ không quá lo lắng việc mất thị phần vào tay đối thủ. Không giống như thập kỷ trước, sản lượng dầu đá phiến Mỹ không còn tăng với tốc độ nhanh, vì vậy liên minh ít quan tâm đến việc các đối thủ nhanh chóng lấp đầy khoảng trống mà họ để lại.
Giá dầu sẽ còn tăng?
Giá dầu Brent tăng tới 8%, từ mức gần 79 USD/thùng vào hôm thứ Sáu tuần trước lên hơn 86 USD/thùng.
Các thương nhân lạc quan về triển vọng của dầu mỏ trong nửa cuối năm nay, được thúc đẩy bởi nền kinh tế toàn cầu mạnh mẽ hơn kết hợp với việc Trung Quốc mở cửa trở lại sau khi các hạn chế do COVID-19 được gỡ bỏ, đồng nghĩa với việc nhu cầu sẽ vượt xa nguồn cung.
Các ngân hàng dự báo giá sẽ còn tăng hơn nữa. Theo đó, ngân hàng Goldman Sachs đã nâng mức dự báo cho cuối năm nay là từ mức 90 USD/thùng lên 95 USD/thùng.
OPEC+ có nhiều lý do để hy vọng rằng giá sẽ còn tăng hơn nữa. Nhiều quỹ phòng hộ đã bán dầu trong cuộc khủng hoảng ngân hàng tháng trước do các tài sản rủi ro như hàng hoá bị cuốn vào các đợt bán tháo diện rộng. Do đó, thị trường kỳ vọng các quỹ sẽ quay trở lại mua vào khi OPEC+ đã thể hiện rằng họ sẵn sàng hành động.
Các nhà phân tích tại Rytad cho rằng giá dầu Brent có thể đạt mốc 100 USD/thùng sớm hơn dự kiến và có lên lên khoảng 110 USD/thùng trong mùa hè này.
OPEC+ có sợ suy thoái không?
Điều đó có thể xảy ra và có một dấu hiệu cho thấy nhu cầu dầu mỏ đã yếu hơn một chút so với dự báo, đặc biệt là ở các nước phát triển trong những tháng đầu năm.
OPEC+ đã gọi việc cắt giảm là một biện pháp phòng ngừa nhằm ổn định thị trường dầu mỏ. Các nhà phân tích của Citigroup cho biết việc cắt giảm nhằm mục đích bảo vệ một thị trường đang yếu dần đi với lượng hàng dự trữ tăng nhanh hơn bình thường đến quý đầu tiên của năm 2023.
Nhưng lo ngại về một cuộc suy thoái sâu đã giảm bớt trong 6 tháng qua, một phần do giá năng lượng, chủ yếu khí đốt tự nhiên của Châu Âu giảm mạnh.
Cơ quan Năng lượng Quốc tế dự báo mức thâm hụt 1 - 1,5 triệu thùng/ngày có thể xảy ra vào nửa cuối năm nay do OPEC+ có thể tiếp tục cắt giảm sản lượng.
Tác động rộng hơn với thị trường
Mối quan tâm chính là việc OPEC+ giảm sản lượng khiến giá dầu tăng sẽ tác động thế nào đến lạm phát. Giá dầu tăng cao hơn có thể khiến ngân hàng trung ương các nước gặp khó khăn trong việc kiềm chế lạm phát và họ buộc phải tăng lãi suất hơn nữa hoặc giữ lãi suất cao trong thời gian dài hơn.
Các nhà đầu tư vẫn đang đưa ra dự báo trái chiều về liệu rằng đợt tăng lãi suất của Fed vào cuối tháng 3 có phải là lần cuối cùng hay không.
Dự báo về mức đỉnh lãi suất của khu vực sử dụng đồng tiền chung euro cũng được điều chỉnh tăng hơn một chút.
Nếu việc cắt giảm sản lượng không đẩy giá dầu vượt 100 USD/thùng thì tác động đối với lạm phát có thể được giảm bớt do dầu thô duy trì dưới mức này trong những tháng đầu năm 2023.