Sau 4 tháng liên tục tăng giá, tập đoàn dầu khí Saudi Aramco đã bất ngờ giảm giá bán dầu cho các khách hàng tại châu Á và châu Âu, trong bối cảnh thị trường lo ngại lệnh phong tỏa ở Trung Quốc kìm hãm nhu cầu tiêu thụ.
Nguồn tin của Reuters cho biết OPEC+ có khả năng sẽ bám sát thỏa thuận hiện tại và đồng ý một mức tăng sản lượng nhỏ cho tháng 6 trong cuộc họp vào ngày 5/5 tới.
Theo báo cáo của Cơ quan Quản lý Năng lượng Mỹ, mức tiêu thụ dầu trung bình hàng ngày trên thế giới và Mỹ dự kiến lần lượt là 101,4 triệu và 20,66 triệu thùng vào năm 2022. Điều này có nghĩa là 180 triệu thùng dầu mà Mỹ dự kiến “xả” chỉ có thể đáp ứng nhu cầu toàn cầu chưa đầy 2 ngày và với Mỹ là khoảng 9 ngày.
Giám đốc về năng lượng của Viện Năng lượng và Tài chính Nga đã tiết lộ các đặc điểm của dầu thô Nga và cho biết nó lý tưởng về mặt thông số đối với các nhà máy lọc dầu châu Âu.
ACBS kỳ vọng giá dầu Brent trung bình năm 2022 đạt mức 93 USD/thùng khi sản lượng dầu thô từ Mỹ, OPEC+, các nước ngoài OPEC dự kiến tăng trở lại từ giữa giai đoạn 2022-2023.
Thế giới có thể bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng năng lượng lớn nhất trong nhiều thập kỷ, nếu Nga cắt giảm sản lượng dầu do các công ty tránh hàng xuất khẩu từ nước này và nhu cầu nội địa đi xuống.
VNDirect cho rằng căng thẳng chính trị giữa Nga - Ukraine, OPEC không đạt mục tiêu tăng sản lượng, Mỹ tăng sản lượng, Trung Quốc theo đuổi Zero COVID là những yếu tố gia tăng bất ổn cho thị trường năng lượng, giá dầu khó đoán định.
Lãnh đạo một doanh nghiệp xăng dầu ở Hà Nội dự đoán ở kỳ điều chỉnh ngày mai (21/3), giá xăng có thể giảm khoảng 1.500 đồng/lít, còn giá dầu có thể giảm mạnh hơn, lên tới tới 2.500 đồng/lít,kg.
Giá dầu thô thế giới liên tục quay đầu khi đàm phán Nga - Ukraine có nhiều điểm tích cực. Lãnh đạo doanh nghiệp xăng dầu cho biết giá xăng trong nước có thể giảm vào kỳ điều chỉnh tới (21/3).
Cho đến nay, Mỹ và các đồng minh châu Âu đã áp dụng các biện pháp trừng phạt mạnh đối với Nga, bao gồm cả việc loại một số ngân hàng của nước này ra khỏi hệ thống SWIFT. Tuy nhiên, phía châu Âu đang khá e ngại đối với việc áp lệnh trừng phạt với dầu mỏ của Nga vì có thể tạo ra sự thiếu hụt nguồn cung nghiêm trọng.
Giới chuyên gia nhận định nếu các nước phương Tây áp lệnh trừng phạt lên dầu thô của Nga, giá dầu có thể chạm mốc 150 USD/thùng. Tuy nhiên, dòng chảy dầu của Nga đã bị gián đoạn ngay cả khi chưa có lệnh trừng phạt trực tiếp đối với mặt hàng này.
Theo dự báo của nhóm phân tích VNDirect, dầu Brent có thể đạt đỉnh ở vùng giá quanh 105 - 110 USD/thùng. Sau đó, giá dầu sẽ dần hạ nhiệt và ổn định quanh mức 90 USD/thùng trong một vài tháng tới nhờ nguồn cung bổ sung tiềm năng đến từ Mỹ, Iran và OPEC.
Theo dự báo của một số công ty chứng khoán, thị trường vẫn tiếp tục giằng co trước ngưỡng kháng cự cứng và có thể tiếp tục diễn biến này cho đến khi một cây nến chỉ hướng xuất hiện.