|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Tồn kho dầu thô có thể giảm mạnh trong quý III?

17:15 | 01/07/2024
Chia sẻ
Trong khi thị trường dầu mỏ dư cung trong quý II, OPEC và nhiều chuyên gia dự báo thị trường sẽ thâm hụt lớn trong quý III và tồn kho sẽ giảm mạnh.

 

Theo Reuters, các nhà giao dịch đang dự đoán nguồn cung dầu thô trong vài tháng tới sẽ bị thắt chặt, từ đó, giúp đẩy giá mặt hàng năng lượng này tăng cao hơn. 

Trong khi thị trường dầu mỏ dư cung trong quý II, OPEC và nhiều chuyên gia dự báo thị trường sẽ thâm hụt lớn trong quý III và tồn kho sẽ giảm mạnh. 

Tuy nhiên, ngay từ cuối năm ngoái, các nhà giao dịch cũng đã kỳ vọng rằng tồn kho giảm mạnh nhưng thực tế mức tiêu thụ quá chậm khiến mốc thời gian mà nguồn cung sẽ thâm hụt liên tục bị đẩy lùi. 

Các chỉ số tiêu dùng trong quý III được dự báo cũng không quá mạnh. Điều này tiềm ẩn rủi ro mốc thời gian mà thị trường kỳ vọng nguồn cung sẽ thâm hụt tiếp tục phải lùi lại. 

Tồn kho có thể không giảm mạnh như kỳ vọng

Giá dầu Brent giao trong tháng 8 đã tăng lên gần 87 USD/thùng, mức cao nhất kể từ cuối tháng 4, khi các nhà giao dịch vẫn lo lắng về khả năng xảy ra xung đột giữa Israel và Iran.

Những hợp đồng giao gần có mức tăng giá mạnh hơn đối với hợp đồng giao xa. Việc tăng giá như vậy thường đi kèm với nguồn cung dầu thô suy giảm và tồn kho cạn kiệt.

Tuy nhiên, lượng dầu thô tồn kho đã tăng lên thay vì cạn kiệt trong hai tháng qua, trái ngược với xu hướng nhu cầu tăng cao theo mùa. Điều này cho thấy thị trường đang dư cung thay vì thiếu cung.

Tại Mỹ, tồn kho dầu thô thương mại tăng 7 triệu thùng trong 9 tuần kết thúc vào ngày 21/6, trái với mức suy giảm trung bình 10 triệu thùng của cùng giai đoạn 10 năm trước.

Kết quả là tồn kho cao hơn khoảng 2% so với mức trung bình theo mùa 10 năm trước đó vào ngày 21/6, xóa bỏ mức thâm hụt 11 triệu thùng vào tháng 4/2019.

Hầu như toàn bộ sự gia tăng nguồn cung này đều từ các nhà máy lọc dầu và kho chứa ở vùng Vịnh Mexico. 

Lượng dầu dự trữ tại Bờ Vịnhtính đến ngày 21/6 cao hơn 25 triệu thùng (tương đương 10%) so với mức trung bình 10 năm, tăng so với mức thặng dư 8 triệu thùng (tương đương 3%) so với 9 tuần trước đó.

Tồn kho ở Bờ Vịnh đang ở mức cao thứ hai kể từ năm 2020, khi làn sóng đầu tiên của đại dịch COVID-19 khiến mức tiêu thụ giảm mạnh và ngành này rơi vào khủng hoảng.

Dự trữ dầu thô tại Cushing, Oklahoma, thấp hơn 10 triệu thùng (tương đương 22%) so với mức trung bình theo mùa vào ngày 21/6, ít thay đổi so với mức thâm hụt 12 triệu thùng ( tương đương 27%) vào ngày 15/12/2023.

Nhiều nhà dự báo đã được đưa ra dựa vào kỳ vọng về sự suy giảm lớn của lượng hàng tồn kho do mùa lái xe vào mùa hè dẫn đến mức tiêu thụ xăng cao hơn ở Mỹ.

Tuy nhiên, lượng xăng dự trữ của Mỹ đã tăng lên thay vì giảm đi trong 3 tháng qua. Điều này cho thấy các nhà máy lọc dầu đã sản xuất quá nhiều nhiên liệu và sẽ buộc phải cắt giảm một chút kế hoạch sản xuất. 

Dự trữ xăng đã tăng lên 1 triệu thùng (tương đương 1%) so với mức trung bình 10 năm tính đến ngày 21/6, xóa mức thâm hụt 6 triệu thùng ( tương đương 2%) vào ngày 15/3.

Biên lợi nhuận gộp để sản xuất xăng và dầu diesel từ dầu thô WTI đã giảm mạnh kể từ tháng 3 và hiện ở mức trung bình dài hạn, cho thấy tồn kho nhiên liệu dự kiến sẽ vẫn ở mức thoải mái.

Trên thị trường dầu thô, giá giao ngay và chênh lệch giá giữa giá cầu (Bid) và giá cung (Ask) đã phản án kỳ vọng hàng tồn kho sẽ giảm mạnh trong 3 tháng tới.

Nếu mức giảm tồn kho thực tế nhỏ hơn dự kiến, giá giao ngay và chênh giá cầu - giá cung sẽ điều chỉnh mạnh trong tháng 8 và 9. 

 

H.Mĩ

Trung Quốc đánh mất lợi thế chi phí lao động giá rẻ nhưng Việt Nam không phải quốc gia duy nhất hưởng lợi
Mức lương trung bình trong ngành sản xuất của Việt Nam chỉ xấp xỉ 1/4 Trung Quốc. Tuy đây là lợi thế đáng chú ý của Việt Nam, một số quốc gia châu Á khác cũng có ưu điểm tương tự.