Thị trường cá tra đón tín hiệu tốt từ việc giá cá nguyên liệu tăng mạnh sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán và dự kiến giá xuất khẩu cũng sẽ tăng lên, nhưng lo là vì mức tăng đột ngột quá khiến nhiều doanh nghiệp không thể mua cá ngoài.
Nhập khẩu thủy sản năm 2021 của Trung Quốc đạt 14,2 tỷ USD, tăng 12%. Trước đó, nhập khẩu thủy sản của nước này giảm 20% vào năm 2020, lần đầu tiên trong hơn 10 năm.
Trong quý đầu năm 2022, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản (VASEP) dự báo có thể xảy ra tình trạng thiếu cá nguyên liệu trong quý đầu năm nay. Điều này giúp giá cá tra tăng mạnh ngay từ đầu năm.
Việc duy trì tăng trưởng dương trong năm 2022 là điều không hề dễ dàng cho nhiều doanh nghiệp khi những tác động từ COVID-19 từ năm 2021 vẫn kéo dài. Mặc dù vậy, VASEP vẫn lạc quan xuất khẩu cá tra năm nay tiếp tục tăng 13% lên 1,8 tỷ USD.
Xuất khẩu thủy sản sang Mỹ trong năm 2021 tăng 27% và chiếm 23% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả ngành. Thị trường Mỹ đang hồi phục rất mạnh nhu cầu trong khi nguồn cung thủy sản trong nước vốn dĩ đã rất thấp thường chỉ đáp ứng 10% tiêu thụ nội địa, lại bị sụt giảm vì gián đoạn sản xuất trong COVID-19.
Việt Nam là nhà cung cấp cá tra đông lạnh "độc quyền" tại Trung Quốc. Trong khi đó, thị trường này đang thiếu cá tra và dự báo sẽ tăng nhập khẩu trong thời gian tới.
Năm 2022, sản lượng cá tra của Việt Nam được dự báo là có thể giảm 0,2 triệu tấn so với năm 2021, kéo theo sản lượng cá tra toàn cầu sụt 4,6% còn 3,1 triệu tấn.
Giá cá tra tại thị trường Trung Quốc tăng lên khoảng 2,3 USD/kg, mức cao nhất kể từ đầu năm 2019. Trong tháng 11, lượng cá tra xuất khẩu sang Trung Quốc tăng đột biến 120% so với tháng 10, đạt hơn 29 nghìn tấn.
Xuất khẩu các sản phẩm chính sang Nga đều tăng, trong đó xuất khẩu cá tra tăng 83%, xuất khẩu cá ngừ và mực, bạch tuộc đều tăng 63%, xuất khẩu các loại cá biển khác tăng 19%.
Sau thời gian tăng trưởng mạnh, xuất khẩu cá tra của Việt Nam sang Mỹ được dự báo sẽ không sôi động năm nay. Bởi, thị trường này đã đủ lượng hàng. Tuy nhiên, sang năm 2022, một số thị trường mới nổi được kỳ vọng sẽ bù đắp cho các thị trường truyền thống.
Nhu cầu cá tra của Trung Quốc đang cao trong khi hàng không thể thông quan đẩy cả người mua và bán vào tình huống nhiều rủi ro. Trước kia, các nhà hàng đã "lăng xê" rất nhiều cho cá tra nhưng hiện tại họ cũng mệt mỏi vì không có nguồn cung và đang có xu hướng dùng mặt hàng khác để thay thế.
Trung Quốc đang đối mặt với tình trạng thiếu các sản phẩm cá tra phục vụ dịp Tết Nguyên đán sau khi Đông Hưng, thành phố giáp biên giới Việt Nam, tạm dừng thông quan, trang Undercurrent News dẫn thông tin từ Seafood Guide.
Xuất khẩu các sản phẩm cá tra sang Trung Quốc trong tháng 11 tăng 44,4% so với tháng 10 lên hơn 78 nghìn tấn. Tuy nhiên, con số này vẫn thấp hơn khoảng 1.000 tấn so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo chuyên gia UOB, để đạt mức tăng trưởng trên 8% hoặc cao hơn vào năm 2025 sẽ là một thách thức khi Việt Nam sẽ đối mặt với rủi ro từ các chính sách thuế quan của Trump.