|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Phó tổng thư ký VASEP: Xuất khẩu cá tra sang Mỹ năm 2022 sẽ không còn bùng nổ như năm nay

15:53 | 29/12/2021
Chia sẻ
Sau thời gian tăng trưởng mạnh, xuất khẩu cá tra của Việt Nam sang Mỹ được dự báo sẽ không sôi động năm nay. Bởi, thị trường này đã đủ lượng hàng. Tuy nhiên, sang năm 2022, một số thị trường mới nổi được kỳ vọng sẽ bù đắp cho các thị trường truyền thống.

Mỹ đã đủ nguồn cung cá tra

Trao đổi với người viết, Bà Tô Thị Tường Lan Phó tổng thư ký VASEP cho rằng sang năm 2022, xuất khẩu cá tra sang Mỹ sẽ chững lại bởi thời gian qua thị trường này đã mua đủ lượng hàng. 

"Hiện Mỹ đã mua đủ lượng hàng, cung - cầu đã cân bằng. Do đó, thị trường Mỹ sẽ không sôi động như năm nay", bà Lan cho biết. 

Năm qua, sự "bùng nổ" thị trường Mỹ được xem là cứu cánh của ngành cá tra khi hàng loạt thị trường truyền thống khác, đặc biệt là Trung Quốc và Hồng Kông, ghi nhận sự sụt giảm mạnh vì COVID-19. 

Hiện Mỹ là nhà nhập khẩu cá tra lớn thứ hai của Việt Nam sau Trung Quốc và Hồng Kông. 

Trong 11 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu cá tra sang thị trường này tăng hơn 48% lên 324 triệu USD. Đồng thời đây là thị trường ghi nhận mức tăng trưởng mạnh nhất, chiếm 22% tỷ trọng.

Phó tổng thư ký VASEP: Xuất khẩu cá tra sang Mỹ năm 2022 sẽ không còn bùng nổ như năm nay - Ảnh 1.

Nguồn: VASEP

Duy nhất tháng 2 xuất khẩu cá tra sang thị trường này giảm sâu 24% do Mỹ siết chặt các biện pháp kiểm dịch, nhiều nhà hàng phải đóng cửa. Nhưng sau đó, kim ngạch "bứt phá" vào tháng 4 và tháng 5 khi tăng khoảng 2,5 lần so với cùng kỳ năm ngoái. 

Nhu cầu nhập khẩu cá tra của người tiêu dùng Mỹ cũng đã hồi sinh theo ngành dịch vụ thực phẩm (Foodservice) của nước này. Lượng nhập khẩu cá da trơn của Mỹ trong quý đầu tiên của năm 2021 tăng gần gấp đôi so với quý 2/2020 và là mức cao nhất kể từ năm 2018.

Ngay cả khi Việt Nam bước vào giai đoạn khó khăn trong quý III khi áp dụng giãn cách xã hội và một loạt biện pháp nghiêm ngặt khác (3 tại chỗ, một cung đường hai điểm đến...), kim ngạch xuất khẩu vẫn duy trì tăng trưởng so với cùng kỳ năm ngoái, mặc dù không nhiều. 

Bà Lan cho biết ngay khi Mỹ gỡ lệnh phong tỏa, các nhà nhập khẩu liên tục "thúc giục" Việt Nam giao hàng ngay cả khi giá cước tàu cao và khan hiếm container rỗng. 

Thời điểm tháng 10, khi Việt Nam nới lỏng các biện pháp phòng dịch, giao thông thuận tiện, các đơn hàng từ phía Mỹ lại dồn dập để phục vụ cho các dịp lễ tết cuối năm. 

Kỳ vọng vào những cái tên mới nổi 

Hoạt động xuất khẩu cá tra của Việt Nam sang các thị trường lớn như EU, Trung Quốc có phần ảm đạm (giảm 15 - 20% so với cùng kỳ năm ngoái). Còn với thị trường Mỹ thì được dự đoán sẽ không còn sôi động như năm nay. 

Tuy nhiên, xuất hiện một vài thị trường mới nổi mặc dù chiếm chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng kim ngạch tăng mạnh. Điển hình như hai thị trường Nam Mỹ là Brazil (tăng gần 55%) và Colombia (gần 74%), Mexico (44%).

Ngoài ra, Nga và Ai Cập cũng tăng cường nhập khẩu cá tra Việt Nam trong năm nay với mức tăng 45 - 84%.

Thị trường

Tháng 11 (triệu USD)

Tăng trưởng (%)

Lũy kế 11 tháng đầu năm 2021 (triệu USD)

Tăng trưởng (%)

Tỷ lệ GT (%)

Trung Quốc & Hongkong

100,999

79

411,186

-15,2

28,6

Mỹ

34,350

59

324,010

48,4

22,5

CPTPP

23146

21

184,927

11,9

12,8

EU

8,772

3

94,242

-19,5

6,5

Brazil

11,379

129

61,617

54,7

4,3

Thái Lan

6,176

90

49,759

-3,5

3,5

Anh

4,892

4

46,361

-22,9

3,2

Colombia

10,284

-63

47,709

73,5

3,3

Nga

2,178

234

29,026

83,8

2,0

Ai Cập

2,577

-26

27,037

45,3

1,9

Các TT khác

141,884

9,9

TỔNG

227,151

57

1,440,156

6,1

100,0

Xuất khẩu cá tra sang các thị trường 11 tháng đầu năm 2021 (Số liệu: VASEP) 

VASEP cho biết trong bối cảnh nhu cầu nhập khẩu của thị trường EU vẫn còn tiếp tục ì ạch thì nhiều thị trường tiềm năng có cơ hội thay thế.

Theo bà Lan, để khả năng xuất khẩu cá tra sang EU tăng mạnh trong năm 2022 khá khó. Bởi, với người tiêu dùng nước này, cá tra vẫn là mặt hàng giá rẻ. Trong khi đó, hiện nay chi phí vận tải và phòng dịch rất lớn, đồng nghĩa chắc chắn giá bán phải cao thì doanh nghiệp mới có lãi.

"Thuyết phục người dân EU bỏ số tiền cao hơn trước đây để mua cá tra thực sự rất khó", đại diện VASEP nói.

Do đó, vị này cho rằng trong thời gian tới các thị trường mới nổi như Nga, Brazil, Colombia, Ai Cập, Mexico... tổng cộng chiếm khoảng 16% tỷ trọng, được kỳ vọng sẽ bù đắp một phần sự giảm sút ở các thị trường truyền thống như châu Âu hay Trung Quốc. 

H.Mĩ

ĐHĐCĐ Nam Long: Doanh số quý I ước đạt 1.160 tỷ đồng, có thể đưa ra thị trường 15.000 sản phẩm trong ba năm tới
HĐQT Nam Long định hướng phát triển trong năm 2024 tập trung vào dòng sản phẩm nhà ở vừa túi tiền và hợp với nhu cầu thị trường, mục tiêu bán trên 3.100 sản phẩm với doanh số kỳ vọng đạt 9.554 tỷ đồng.