|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Xuất khẩu cá tra sang Trung Quốc tăng mạnh trở lại

06:22 | 26/12/2021
Chia sẻ
Xuất khẩu các sản phẩm cá tra sang Trung Quốc trong tháng 11 tăng 44,4% so với tháng 10 lên hơn 78 nghìn tấn. Tuy nhiên, con số này vẫn thấp hơn khoảng 1.000 tấn so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo Undercurrent News, xuất khẩu cá tra Việt Nam sang Trung Quốc trong tháng 11 tăng mạnh nhất trong năm nay.

Theo đó, xuất khẩu các sản phẩm cá tra tăng 44,4% so với tháng 10 lên hơn 78 nghìn tấn. Tuy nhiên, con số này vẫn thấp hơn khoảng 1.000 tấn so với cùng kỳ năm ngoái. 

Trong tháng 7 và 8, lượng cá tra xuất khẩu sang Trung Quốc giảm mạnh từ mức 60.000 xuống 40.000 tấn do Việt Nam thực hiện các biện pháp chống dịch nghiêm ngặt, đặc biệt là khu vực ĐBSCL.

Trong giai đoạn tháng 10 và 11, Việt Nam nới lỏng các biện pháp từ đó giúp giao thông giữa các tỉnh được thông suốt. Mặc dù số ca lây nhiệm COVID-19 vẫn tăng tuy nhiên các nhà máy vẫn vẫn đang nâng công suất và đảm bảo an toàn phòng dịch trong điều kiện “bình thường mới”. Đối với EU, ASEAN lượng nhập khẩu cũng đang trên đà tăng trưởng.

Trong khi đó, nhu cầu tại thị trường Mỹ giảm trong tháng 11 sau khi phục hồi mạnh vào tháng 10. 

Xuất khẩu cá tra sang Trung Quốc tăng mạnh trở lại - Ảnh 1.

Lượng xuất khẩu cá tra của Việt Nam sang các thị trường từ năm 2019 đến nay. (Nguồn: Undercurrent News, đơn vị: tấn)

Bà Tâm Nguyễn CEO của CTCP Vĩnh Hoàn, doanh nghiệp xuất khẩu cá tra lớn nhất Việt Nam, cho biết các đơn hàng trong tháng 11 tăng mạnh, đặc biệt là tại Trung Quốc, Nam Mỹ…

“Thị trường EU ổn định trong 9 tháng đầu năm nay và mới chỉ bắt đầu phục hồi trong 2 tuần đầu của tháng 11”, ông Tâm cho biết. 

Riêng trong tháng 11, doanh thu từ hoạt động xuất khẩu của Vĩnh Hoàn tăng 38% so với cùng kỳ năm ngoái  lên 18 triệu USD nhờ doanh số mặt hàng cá tra tăng 30%.

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), kim ngạch xuất khẩu cá tra năm nay sẽ đạt khoảng 1,54 tỷ USD, tăng 3% so với năm 2020. Trung Quốc vẫn là thị trường số 1 khi chiếm 28% tỷ trọng xuất khẩu cá tra của Việt Nam, tiếp theo là thị trường Mỹ 22%.

Giá cá tra nguyên liệu trong nửa đầu năm 2021 tại ĐBSCL thấp và thiếu ổn định. Do đó, VASEP cho rằng cần phải xem xét thêm lượng hàng dự trữ của các nhà xuất khẩu.

Tuy nhiên, nhiều ý kiến cảnh báo nguy cơ thiếu cá tra nguyên liệu trong nửa đầu năm 2022. 

Theo ông Nhữ Văn Cẩn, Vụ trưởng Vụ Nuôi trồng thủy sản (Tổng cục Thuỷ sản) cho biết giai đoạn giãn cách xã hội vào tháng 7-9, diện tích thả nuôi cá tra giảm khoảng 30-55% so với cùng kỳ năm 2020.

Lý giải nguyên nhân, ông Huỳnh Tấn Đạt, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Đồng Tháp cho biết sau thời điểm giãn cách xã hội, người dân phải tiêu thụ lượng cá tra quá lứa và yếu tố giá cả, dịch bệnh phức tạp cũng chưa tạo động lực cho người dân thả nuôi vụ mới.

Bên cạnh đó, giá thức ăn thủy sản tăng khoảng 1.400 đồng/kg đã làm tăng chi phí sản xuất trong khi giá bán thấp khiến người nuôi cá tra thua lỗ.

Theo VASEP cho tới nay, các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra tại ĐBSCL vẫn đang tiếp tục phải đối mặt với dịch bệnh COVID-19.  Các chi phí sản xuất tăng cao, cước phí vận chuyển tăng kéo theo giá xuất khẩu cũng buộc phải điều chỉnh. 

"Do đó, để gia tăng xuất khẩu, các doanh nghiệp cần chủ động kiểm soát được dịch bệnh để tiếp tục quay trở lại tăng cường xuất khẩu sang các thị trường lân cận nhu cầu đang phục hồi", VASEP khuyến nghị.

H.Mĩ

Giá vé đường sắt cao tốc Bắc - Nam dự kiến bằng 75% hàng không là đắt hay rẻ?
Không phải mất thời gian di chuyển đến sân bay, chờ cất hạ cánh mà chỉ vẫn làm việc bình thường trên tàu điện nhờ có kết nối internet là lợi ích vượt trội đường sắt cao tốc. Vì vậy, giá vé đường sắt cao tốc dù cao vẫn có thể cạnh tranh được với hàng không.