Mặc dù sẽ mất nhiều thời gian hơn để đánh giá tác động định lượng của việc Trung Quốc mở cửa trở lại đối với hoạt động xuất khẩu cá tra, điều này sẽ tác động tích cực đến doanh thu của ngành do đây là thị trường xuất khẩu cá tra lớn nhất của Việt Nam.
Chính sách zero Covid với những hạn chế kéo dài đã khiến cho thị trường thuỷ sản Trung Quốc suy yếu. Nhu cầu thuỷ sản và giá thuỷ sản trên thị trường đều giảm. Tuy nhiên, VASEP nhận định dù còn bị hạn chế vì COVID-19, nhưng Trung Quốc vẫn là điểm đến tiềm năng của nhiều doanh nghiệp cá tra Việt Nam.
Chủ tịch Liên minh Tiếp thị và Chế biến Sản phẩm Thuỷ sản Trung Quốc kỳ vọng tiêu thụ thuỷ sản sẽ phục hồi hoàn toàn trước dịp Tết Nguyên đán khi các nhà hàng, khách sạn mở cửa trở lại. Đặc biệt lượng tiêu thụ đối với các mặt hàng như cá hồi, cua hoàng đế, tôm hùm sẽ phục hồi mạnh
Các chuyên gia kinh tế dự báo xu hướng chung của các thị trường trong đó có các nước Trung Đông là không nhập khẩu sôi động như nửa đầu năm 2022. Tuy nhiên, VASEP cho rằng đối với các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra, đây là điểm đến lạc quan trong năm tới vì nhu cầu được dự báo ổn định hơn so với các thị trường khác.
Cơ cấu thị trường nhập khẩu cá tra năm nay có những biến động về tỷ trọng. Đáng chú ý là vai trò ngày càng quan trọng của thị trường Trung Quốc. Tính đến hết tháng 10, Trung Quốc chiếm gần 30% giá trị xuất khẩu cá tra của Việt Nam với trên 638 triệu USD. Đây cũng là thị trường có tăng trưởng đột phá nhất về nhập khẩu cá tra, tăng 106%.
Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam đang tiến dần đến mốc kỷ lục 10 tỷ USD. Tuy nhiên, theo VASEP, ngành thuỷ sản sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức liên quan đến lạm phát tăng cao và suy thoái kinh tế.
Sau khi tăng trưởng mạnh vào tháng 8 và 9, xuất khẩu thủy sản sang Anh trong tháng 10 đã có dấu hiệu hạ nhiệt, kim ngạch đạt 33 triệu USD, giảm 10% so với cùng kỳ năm 2021.
Giá cả leo thang, hầu hết người dân đều trên tinh thần tiết kiệm khiến nhu cầu tiêu thụ tại thị trường Mỹ và EU sụt giảm. Đơn hàng xuất khẩu thủy sản mới thấp hơn mọi năm, nhiều đơn hàng bị đề nghị hoãn giao hàng, gây áp lực nhiều doanh nghiệp thủy sản.
VASEP ước tính đến cuối tháng 10, xuất khẩu cá tra sẽ mang về trên 2,2 tỷ USD. Trong đó, riêng trong tháng 10, xuất khẩu cá tra ước đạt 218 triệu USD, tăng 60% so với cùng kỳ năm 2021.
Ước tính trong tháng 10, xuất khẩu cá tra sang thị trường này đạt khoảng 64,2 triệu USD, tăng 105% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, xuất khẩu cá tra phile/cắt khúc đông lạnh sang đây chiếm 75% với trên 48 triệu USD.
Nhiều doanh nghiệp thuỷ sản báo lãi quý III cao hơn nhiều so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, thực chất đây là mức tăng trưởng từ nền thấp do năm ngoái bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 khiến hoạt động xuất khẩu bị cản chế. Hiện tại, những rủi ro về lạm phát, nhu cầu yếu vẫn đang hiện rõ đối với ngành thuỷ sản nói riêng.
VASEO ước tính đến cuối tháng 11, xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sẽ đạt hơn 10 tỷ USD – mốc kỷ lục lịch sử ngành thuỷ sản Việt Nam sau hơn 20 năm tham gia vào thị trường thế giới.
SSI Research giả định sản lượng tiêu thụ tăng 5% theo năm, trong khi giá bán bình quân giảm 17% theo năm trong năm 2023. Vĩnh Hoàn nhiều khả năng sẽ ghi nhận tăng trưởng lợi nhuận âm trong 6 tháng đầu năm sau.
Lạm phát gia tăng ở hầu hết các thị trường xuất khẩu chính của cá tra Việt Nam khiến nhu cầu tiêu thị đi xuống. Trong tháng 9 vừa qua, xuất khẩu cá tra của Việt Nam chỉ đạt 164 triệu USD, mức thấp nhất 9 tháng đầu năm.
VASEP cho rằng dù giá trị xuất khẩu hải sản sang EU vẫn tăng nhưng trong cả bức tranh xuất khẩu thuỷ sản nói chung và hải sản nói riêng của Việt Nam, vị thế của EU ngày càng mờ nhạt và thu hẹp, chủ yếu vì ảnh hưởng của thẻ vàng IUU.
Trong đàm phán, Việt Nam cần nhấn mạnh chương trình cải cách kinh tế tổng thể và không nên đàm phán với Mỹ theo từng lĩnh vực, vì Mỹ đã áp thuế toàn diện để tránh việc phải quản lý hàng trăm lĩnh vực cùng lúc.