Giá cà phê hôm nay 7/10: Tăng 100 đồng/kg ở Gia Lai, giá tiêu lặng sóng
Cập nhật giá cà phê
Giá cà phê hôm nay ở tỉnh Gia Lai tăng 100 đồng/kg lên 33.800 đồng/kg. Tính chung toàn vùng, giá cà phê dao động trong khoảng 32.300 - 33.100 đồng/kg. Trong đó, giá cà phê cao nhất ghi nhận tại Đắk Lắk, thấp nhất tại Lâm Đồng, theo tintaynguyen.com.
Xem thêm: Giá cà phê ngày 8/10
Giá cà phê quanh cảng TP HCM đi ngang ở mức 34.600 đồng/kg.
Tỉnh /huyện (khu vực khảo sát) | Giá thu mua Đơn vị: VNĐ/kg |
---|---|
LÂM ĐỒNG | |
— Bảo Lộc (Robusta) | 32.400 |
— Di Linh (Robusta) | 32.300 |
— Lâm Hà (Robusta) | 32,300 |
ĐẮK LẮK | |
— Cư M'gar (Robusta) | 33.400 |
— Ea H'leo (Robusta) | 33.200 |
— Buôn Hồ (Robusta) | 33.200 |
GIA LAI | |
— Ia Grai (Robusta) | 32.800 |
ĐẮK NÔNG | |
— Gia Nghĩa (Robusta) | 32.900 |
KON TUM | |
— Đắk Hà (Robusta) | 33.500 |
HỒ CHÍ MINH | |
— R1 | 34.600 |
Giá cà phê robusta giao trong tháng 11 giảm 1,8% xuống 1.288 USD/tấn. Giá cà phê arabica giao trong tháng 12 giảm 3,5% xuống 98,5 UScent/pound.
Cà phê là một trong những nguồn thu ngoại tệ lớn của Uganda và khoảng 500.000 hộ gia đình ở quốc gia Đông Phi phụ thuộc vào sản xuất cà phê, theo Cơ quan Phát triển Cà phê Uganda (UCDA).
Năm ngoái, ngành cà phê đã mang về cho Uganda 492 triệu USD so với mức 490 triệu USD năm trước, theo Tân Hoa Xã.
Nhận lời mời từ chính phủ Uganda, YCE hiện muốn tăng qui mô lượng ngoại hối mà quốc gia kiếm được từ ngành này để tăng thu nhập cho nông dân đồng thời phát triển ngành.
YCE là một doanh nghiệp nhà nước ở tỉnh Vân Nam với sứ mệnh thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp cà phê Trung Quốc.
Sàn giao dịch cung cấp dịch vụ đấu giá, giao dịch điện tử, lưu trữ, lưu kho và vận chuyển cà phê.
Uganda hi vọng tận dụng kinh nghiệm của YCE để nhanh chóng phát triển ngành cà phê trong nước.
Trong cuộc gặp mặt với Thủ tướng Uganda Ruhakana Rugunda vào ngày 20/9, phái đoàn YCE do Cao Ronggen dẫn đầu đã kí một thỏa thuận hợp tác với UCDA.
Cập nhật giá hồ tiêu
Giá tiêu hôm nay toàn vùng Tây Nguyên đi ngang, dao động trong khoảng 39.000 - 42.500 đồng/kg. Trong đó, giá tiêu thấp nhất tại Đồng Nai và Gia Lai, cao nhất tại Bà Rịa - Vũng Tàu.
Tỉnh /huyện (khu vực khảo sát) | Giá thu mua Đơn vị: VNĐ/kg |
---|---|
ĐẮK LẮK | |
— Ea H'leo | 40.500 |
GIA LAI | |
— Chư Sê | 39.000 |
ĐẮK NÔNG | |
— Gia Nghĩa | 40.500 |
BÀ RỊA - VŨNG TÀU | |
— Tiêu | 41.500 |
BÌNH PHƯỚC | |
— Tiêu | 40.500 |
ĐỒNG NAI | |
— Tiêu | 39.000 |
Theo tính toán từ số liệu thống kê của ITC, nhập khẩu hạt tiêu của Thái Lan trong 7 tháng đầu năm 2019 đạt 3,5 nghìn tấn, trị giá 20,13 triệu USD, tăng 2,5% về lượng, nhưng giảm 6,0% về trị giá so với 7 tháng đầu năm 2018.
Trong đó: Thái Lan nhập khẩu chủ yếu hạt tiêu đen và hạt tiêu trắng chưa nghiền hoặc chưa nghiền nát (mã HS 090411), chiếm 76,3% tổng lượng nhập khẩu trong 7 tháng đầu năm 2019, đạt 2,7 nghìn tấn, tăng 19,2% so với 7 tháng đầu năm 2018.
Ngược lại, Thái Lan giảm nhập khẩu hạt tiêu đen và hạt tiêu trắng đã nghiền hoặc nghiền nát (mã HS 090412), giảm 10,5%.
Về cơ cấu nguồn cung: 7 tháng đầu năm 2019, Thái Lan tăng nhập khẩu hạt tiêu từ Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Mỹ, Lào, nhưng giảm nhập khẩu từ Việt Nam, Trung Quốc, Philippines, Nhật Bản, Campuchia.
Cụ thể: Việt Nam là nguồn cung hạt tiêu lớn nhất cho Thái Lan trong 7 tháng đầu năm 2019, đạt 2,76 nghìn tấn, trị giá 14,4 triệu USD, giảm 4,9% về lượng và giảm 25,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018.
Thị phần hạt tiêu Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của Thái Lan giảm từ 84,5% trong 7 tháng đầu năm 2018, xuống 78,4% trong 7 tháng đầu năm 2019.
Trong 7 tháng đầu năm 2019, Thái Lan nhập khẩu từ Việt Nam chủ yếu là hạt tiêu đen và hạt tiêu trắng chưa nghiền hoặc chưa nghiền nát (mã HS 090411) với tỷ trọng chiếm 70,5% trong tổng kim ngạch nhập khẩu hạt tiêu của Thái Lan, giảm 14,7% so với cùng kỳ năm 2018.
Cập nhật giá cao su
Trên sàn TOCOM (Nhật Bản), giá cao su giao tháng 10/2019 lúc 10h35 ngày 7/10 (giờ địa phương) tăng 1% lên 152,2 yen/kg.
Theo Cơ quan Hải quan Thái Lan, 8 tháng đầu năm 2019, xuất khẩu cao su (mã HS: 4001; 4002; 4003; 4005) của nước này đạt 3,2 triệu tấn, trị giá 138,9 tỷ Baht (tương đương 4,54 tỷ USD), giảm 9,9% về lượng và giảm 13,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018.
Trong đó, Trung Quốc, Malaysia và Mỹ là 3 thị trường xuất khẩu cao su chính của Thái Lan. 8 tháng đầu năm 2019, xuất khẩu cao su của Thái Lan sang Trung Quốc đạt 1,68 triệu tấn, trị giá 72,25 tỷ Baht (tương đương 2,36 tỷ USD), giảm 17,2% về lượng và giảm 21,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018.
Về cơ cấu chủng loại xuất khẩu: Trong 8 tháng đầu năm 2019, xuất khẩu cao su tự nhiên (mã HS: 4001) của Thái Lan đạt 2,19 triệu tấn, trị giá 92,05 tỷ Baht (tương đương 3 tỷ USD), giảm 6,7% về lượng và giảm 8,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018.
Trung Quốc, Malaysia và Mỹ là 3 thị trường xuất khẩu cao su tự nhiên lớn nhất của Thái Lan.
Trong 8 tháng đầu năm 2019, xuất khẩu cao su tự nhiên của Thái Lan sang Trung Quốc đạt 858,32 nghìn tấn, trị giá 36,26 tỷ Baht (tương đương 1,18 tỷ USD), giảm 12,6% về lượng và giảm 14,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018, chiếm 39,1% lượng xuất khẩu của Thái Lan.
Cơ cấu thị trường xuất khẩu cao su tự nhiên của Thái Lan trong 8 tháng đầu năm 2019 có sự thay đổi khi tỷ trọng xuất khẩu sang 3 thị trường chính là Trung Quốc, Malaysia và Ấn Độ giảm, trong khi tỷ trọng xuất khẩu sang Mỹ, Nhật Bản lại tăng.