|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá cà phê hôm nay 28/10: Giảm 100 đồng/kg ở tỉnh Đắk Lắk, giá tiêu đi ngang

10:01 | 28/10/2019
Chia sẻ
Giá cà phê hôm nay ở khu vực Tây Nguyên đi ngang ở hầu hết các tỉnh, dao động trong khoảng 30.800 - 31.500 đồng/kg. Duy nhất tỉnh Đắk Lắk ghi nhận giá cà phê giảm 100 đồng/kg xuống 31.200 đồng/kg.

Cập nhật giá cà phê:

Xem thêm: Giá cà phê ngày 29/10 

Giá cà phê hôm nay ở khu vực Tây Nguyên đi ngang ở hầu hết các tỉnh, dao động trong khoảng 30.800 - 31.500 đồng/kg. Trong đó, giá cà phê cao nhất ghi nhận tại Kon Tum, thấp nhất tại Lâm Đồng, theo tintaynguyen.com. Duy nhất tỉnh Đắk Lắk ghi nhận giá cà phê giảm 100 đồng/kg xuống 31.200 đồng/kg.

Giá cà phê quanh cảng TP HCM không đổi ở mức 32.700 đồng/kg.

Tỉnh

/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua

Đơn vị: VNĐ/kg

LÂM ĐỒNG 
— Bảo Lộc (Robusta)30.900
— Di Linh (Robusta)30.800
— Lâm Hà (Robusta)30.800
ĐẮK LẮK 
— Cư M'gar (Robusta)31.400
— Ea H'leo (Robusta)31.200
— Buôn Hồ (Robusta)31.200
GIA LAI 
— Ia Grai (Robusta)31.200
ĐẮK NÔNG 
— Gia Nghĩa (Robusta)31.200
KON TUM 
— Đắk Hà (Robusta)31.500
HỒ CHÍ MINH 
— R132.700

Giá cà phê robusta giao trong tháng 11 tăng 1,2% lên 1.222 USD/tấn. Giá cà phê arabica giao trong tháng 12 giảm 1,6% xuống 96,2 UScent/pound.

Các quĩ giao dịch đang bán khống cà phê trên các sàn giao dịch trong khi đó thị trường cà phê trên thực tế không có đủ nguồn cung và nhu cầu về cà phê vẫn ở mức cao, theo Bloomberg.

Ông Lucio Dias, Giám đốc thương mại tại hợp tác xã Cooxupe có trụ sở tại Minas Gerais (Brazil), nhận định thị trường quốc tế sẽ đối mặt với tình trạng thiếu hụt nguồn cung trong 6 tháng tới.

Theo ước tính ban đầu, Cooxupe sẽ thu mua khoảng 5,7 triệu bao cà phê arabica, loại được Starbuck ưa chuộng, trong năm nay nhưng trên thực tế lượng cà phê thu mua hiện chỉ đạt 4,9 triệu bao.

Khoảng 65% trong số đó đã được bán và nông dân thường nắm giữ tới 20%. Mặc dù các lô hàng từ Brazil tăng mức kỉ lục, hàng tồn kho toàn cầu đang giảm.

Hợp đồng cà phê giao sau trên Sàn giao dịch New York giảm gần 40% so với mức cao nhất vào tháng 9/2016 trong bối cảnh vụ mùa thu hoạch kỉ lục tại Brazil.

Cập nhật giá hồ tiêu

Giá tiêu hôm nay vùng Tây Nguyên đi ngang, dao động trong khoảng 39.000 - 42.000 đồng/kg, trong đó cao nhất ở Bà Rịa - Vũng Tàu và thấp nhất tại tỉnh Gia Lai và Đồng Nai.

Tỉnh

/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua

Đơn vị: VNĐ/kg

ĐẮK LẮK 
— Ea H'leo40.500
GIA LAI 
— Chư Sê39.000
ĐẮK NÔNG 
— Gia Nghĩa40.500
BÀ RỊA - VŨNG TÀU 
— Tiêu42.000
BÌNH PHƯỚC 
— Tiêu41.000
ĐỒNG NAI 
— Tiêu39.000

Hiện ngành sản xuất hạt tiêu của Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn do nguồn cung vượt cầu, giá thấp. Diện tích trồng hạt tiêu đã vượt quy hoạch, đặc biệt ở các vùng không phù hợp, dịch bệnh trên cây tiêu vẫn chưa có biện pháp phòng trừ hiệu quả. 

Trong khi việc tổ chức sản xuất, sơ chế và chế biến sâu hạt tiêu còn nhiều hạn chế, chưa phát huy hết tiềm năng, lợi thế của ngành. 

Trong những ngày đầu tháng 10/2019, việc các nhà nhập khẩu đẩy mạnh nhập khẩu hạt tiêu Brazil khiến cho giá hạt tiêu trong nước giảm xuống mức thấp nhất trong nhiều năm gần đây. Giá hạt tiêu đen trong nước thấp nhất là 39.000 đồng/kg tại tỉnh Chư Sê và tỉnh Đồng Nai, cao nhất là 41.500 đồng/kg tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. 

Giá hạt tiêu trắng ở mức 63.000 đồng/kg, giảm 3,1% so với cuối tháng 9/2019 và giảm so với mức 87.000 đồng/kg của cùng kỳ năm 2018.

Cập nhật giá cao su

Trên sàn TOCOM (Nhật Bản), giá cao su giao tháng 11/2019 lúc 10h35 ngày 25/10 (giờ địa phương) tăng 0,2% lrnr 156,3 yen/kg.

Sản lượng cao su tự nhiên của Malaysia trong tháng 8/2019 giảm 4,1% so với tháng 7/2019, xuống còn 57.599 tấn và giảm 8,4% so với cùng kỳ năm 2018. 

Xuất khẩu cao su tự nhiên của Malaysia trong tháng 8/2019 đạt 55.879 tấn, giảm 16,9% so với tháng 7/2019 và giảm 3,1% so với cùng kỳ năm 2018, chủ yếu xuất khẩu sang Trung Quốc (chiếm 52,6%), Đức (chiếm 11%), Mỹ (chiếm 3,9%), Iran (chiếm 3,7%) và Phần Lan (chiếm 3,2%). 

Trong tháng 8/2019, Malaysia nhập khẩu 86.977 tấn cao su tự nhiên, tăng 2,9% so với tháng 7/2019 và tăng 12,6% so với cùng kỳ năm 2018. 

Trong khi đó, tiêu thụ cao su tự nhiên nội địa của Malaysia trong tháng 8/2019 giảm 0,3% so với tháng 7/2019, xuống còn 41.673 tấn, giảm 3,1% so với cùng kỳ năm 2018. 

Dự trữ cao su thô tại Malaysia tính đến cuối tháng 8/2019 đạt 182.690 tấn, tăng 0,4% so với tháng 7/2019, nhưng giảm 0,7% so với cùng kỳ năm 2018.

H.Mĩ