|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá cà phê hôm nay 12/5: Tăng nhẹ 200 đồng/kg, giá tiêu trung bình đạt 41.000 đồng/kg

07:53 | 12/05/2020
Chia sẻ
Giá cà phê hôm nay tăng nhẹ tại hầu hết các điểm thu mua nguyên liệu Tây Nguyên. Trong khi giá tiêu đã ổn định trở lại sau khi bất ngờ tăng tới 2.500 đồng/kg trong ngày hôm trước.


Cập nhật giá cà phê

Theo trang giacaphe.comgiá cà phê nguyên liệu thu mua tại Tây Nguyên đồng loạt tăng nhẹ 200 đồng/kg trong ngày hôm nay. Trong đó, giá cà phê trung bình tại Đắk Lắk lên 31.000 đồng/kg, Gia Lai và Đắk Nông đồng loạt đạt 30.600 đồng, còn Lâm Đồng lên 30.600 đồng/kg. 

TT nhân xôGiá trung bìnhThay đổi
FOB (HCM)1.278Trừ lùi: +80
Đắk Lăk31.000+200
Lâm Đồng30.600+200
Gia Lai30.900+200
Đắk Nông30.900+200
Hồ tiêu41.0000
Tỷ giá USD/VND23.240-20

Trên thị trường thế giới, giá cà phê biến động trái chiều trên hai sàn New York và London. Cụ thể, giá cà phê robusta giao tháng 7 trên sàn London tăng 1,01% lên 1.198 USD/tấn, trong khi giá cà phê arabica giao tháng 7 trên sàn New York giảm 0,81% xuống 110,75 US cent/pound. 

Tại Nam Mỹ, người trồng cà phê có thể phải hoãn thu hoạch trong năm nay và hạn chế lượng người lao động thuê vì đại dịch COVID-19 tiếp tục lây lan, đe doạ giảm lượng cà phê chất lượng cho xuất khẩu trong mùa vụ năm nay, theo Reuters

Hoạt động thu hoạch là giai đoạn cần lao động nhiều nhất trong quá trình sản xuất cà phê. Colombia và Brazil sẽ cần khoảng 1,25 triệu người trong gia đoạn này, theo các hiệp hội người trồng cà phê. Hai quốc gia Nam Mỹ sản xuất 65% lượng cà phê arabica, loại cà phê chất lượng cao, trên thế giới. 

Colombia, Brazil cùng với Peru và Ecuador phụ thuộc lượng lao động tạm thời để làm việc nông. 

Nông dân, thương nhân cà phê và nhà nhập khẩu ở các quốc gia tiêu thụ hàng đầu lo ngại virus chưa lên đến đỉnh điểm ở Brazil hoặc Colombia, và việc đưa người lao động lại cùng một chỗ cho thu hoạch dấy lên rủi ro dịch bệnh sẽ trở nên tồi tệ hơn.  

Cập nhật giá hồ tiêu

Theo trang giacaphe.comgiá tiêu nguyên liệu thu mua tại miền Nam và Tây Nguyên đã ổn định trở lại sau khi tăng vọt 1.000 - 2.500 đồng/kg trong ngày hôm qua. Hiện tại, giá tiêu trung bình đạt khoảng 41.000 đồng/kg. 

Tại Campuchia, hoạt động xuất khẩu hồ tiêu nổi tiếng Kampot, một trong hai sản phẩm duy nhất của Campuchia được đăng kí chỉ dẫn địa lí (GI) tại Liên minh châu Âu (EU), hiện bị cản trở vì đại dịch COVID-19, truyền thông địa phương đưa tin hôm 11/5.

Chan Rith, Giám đốc sở nông nghiệp tỉnh Kampot, cho biết hiện tại, hơn 130 tấn hạt tiêu Campuchia vẫn còn tồn kho, không thể xuất khẩu, đặc biệt sang EU và Hàn Quốc vì những quốc gia này đang bị dịch tấn công mạnh.

"Mặc dù xuất khẩu hạt tiêu Kampot bị mắc kẹt, giá vẫn không giảm", ông Rith chia sẻ với Khmer Times.

Cho đến nay, tỉnh Kampot đã trồng cây hồ tiêu trên tổng diện tích 398 ha và cây trên diện tích 135 ha đã đủ lớn để thu hoạch, ông Rith nói và cho biết thêm năng suất trung bình hàng năm là 2,5 tấn/ha.

Theo ông Ngoun Lay, Chủ tịch Hiệp hội Xúc tiến Hồ tiêu, mùa thu hoạch kéo dài từ tháng 3 đến cuối tháng 6.

Ông cho biết khoảng 50% hạt tiêu Kampot được chuyển đến EU, 20% đến các thị trường khác, chủ yếu đến Mỹ, Canada, Nhật Bản, Hàn Quốc và Hong Kong và 30% còn lại được tiêu thụ trong nước.

Hạt tiêu Kampot có ba loại - đen, đỏ và trắng - bán với giá lần lượt khoảng 15 USD, 25 USD và 28 USD/kg.

Cập nhật giá cao su

Giá cao su giao trên sàn TOCOM (Nhật Bản) tiếp tục tăng ngày thứ hai liên tiếp trong phiên giao dịch ngày 12/5. Cụ thể, giá cao su giao tháng 10, hợp đồng được giao dịch nhiều nhất, tăng 0,9 yen/kg lên 152,8 yen. 

Theo Reuters, giá cao su tăng trong phiên giao dịch hôm qua (11/5) nhưng chốt phiên ở mức ổn định vì lo ngại về nhu cầu lốp của các nhà sản xuất ô tô giảm đã ảnh hưởng tới sự lạc quan về việc nhiều quốc gia bắt đầu nới lỏng phong toả. 

Doanh số bán ô tô hàng tháng của Trung Quốc đã tăng lần đầu tiên sau gần hai năm khi quốc gia châu Á giảm nới lỏng các biện pháp liên quan đến virus và mở cửa trở lại để kinh doanh, nhưng con số hàng năm có thể sẽ bị giảm tới 25% nếu đại dịch tiếp tục, một cơ quan công nghiệp cảnh báo.

Sản xuất ô tô ở Mexico và Brazil, các nhà sản xuất hàng đầu của Mỹ Latinh, đã giảm 99% trong tháng 4, mức giảm lớn chưa từng thấy, do cuộc khủng hoảng COVID-19, với hai nước chỉ sản xuất tổng cộng 5.569 xe.

Australia, Pháp và Tây Ban Nha đang dần mở cửa nền kinh tế, trong khi Anh - nơi có tỷ lệ tử vong do virus cao thứ hai trên thế giới - đã đưa ra một số biện pháp dần nới lỏng hạn chế.


Tố Tố