Giá cà phê hôm nay 10/5: Giảm nhẹ 100 - 400 đồng/kg trong tuần qua, giá tiêu bất ngờ tăng 500 đồng/kg
Dù giảm nhẹ, giá cà phê vẫn tăng so với hai tuần trước
Xem thêm: Giá cà phê hôm nay 11/5
Cụ thể, sau khi tiếp đà tăng vào đầu tuần, giá cà phê bắt đầu giảm nhẹ 100 - 200 đồng/kg trong những ngày tiếp theo và ổn định trở lại vào cuối tuần.
Mặc dù hạ nhiệt trong tuần này, giá cà phê vẫn cao hơn mức 29.500 đồng/kg của hai tuần trước, theo Reuters.
Giá cà phê duy trì ở mức tốt nhờ nguồn cung khan hiếm, trong khi các hoạt động giao dịch ở Indonesia vẫn chậm chạp.
"Không có nhiều thương nhân thu mua với mức giá này vì chúng tôi không thể kiếm được bất kì đồng lợi nhuận nào, trong khi nông dân không muốn bán vì dự đoán giá sẽ lên cao hơn. Nông dân đã bán được ít nhất 85% số hạt cà phê của họ", một thương nhân có trụ sở tại Tây Nguyên cho biết.
Các thương nhân ở Việt Nam đã cung cấp cà phê robusta loại 2 với tỉ lệ vỡ và đen: 5% với giá 200 USD/tấn cho hợp đồng tháng 7 hôm 7/5, cao hơn mức giá 150 USD của hai tuần trước.
Một thương nhân khác cho biết người mua có thể chuyển hướng sang Indonesia để mua hạt cà phê tươi sẽ bán với số lượng lớn vào tháng 6 nhưng giá ở đó sẽ không rẻ hơn.
Tại Indonesia, giá cà phê robusta ở tỉnh Lampung đang ở 260 - 270 USD/tấn đối với hợp đồng giao tháng 7 trong tuần nay, theo một nhà giao dịch ở Sumatra. Mức giá này đã giảm so với hai tuần trước là 300 - 310 USD vì nguồn cung cà phê mới bắt đầu được đưa vào thị trường.
Giá tiêu bất ngờ tăng trở lại
Điểm nhất duy nhất của giá tiêu trong tuần này là bất ngờ tăng 500 đồng/kg hôm 7/5, đưa giá tiêu nguyên liệu tại khu vực miền Nam và Tây Nguyên lên 38.500 - 40.000 đồng/kg. Tuy nhiên, giá tiêu trở lại xu hướng ổn định vào những ngày còn lại trong tuần.
Đến cuối tuần, giá tiêu trung bình trên cả nước đạt 39.000 đồng/kg.
Theo Bộ Công Thương, hiện là vụ thu hoạch hạt tiêu tại khu vực Tây Nguyên và miền Nam, giá bán đã có xu hướng tăng trong thời gian gần đây, tuy nhiên vẫn ở mức thấp so với những năm trước.
Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam, ngành hạt tiêu nội địa đã thay đổi cơ cấu sản phẩm xuất khẩu.
Thay vì tập trung xuất khẩu thô, ngành hạt tiêu đang nâng cấp khâu chế biến để nâng cao giá trị sản phẩm, đồng thời nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới trong thời gian tới.
Theo dự báo của Tập đoàn Nedspice, mặc dù sản lượng hạt tiêu toàn cầu ước tính sẽ giảm khoảng 12% trong năm 2020, nhưng lượng tồn kho được dự kiến vẫn cao hơn tổng nhu cầu trên thị trường.