|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Gánh nặng cho tân Thủ tướng Nhật Bản: Duy trì quan hệ cân bằng với Mỹ - Trung

14:35 | 19/09/2020
Chia sẻ
Tân thủ tướng Nhật Bản đối mặt với nhiều khó khăn, một trong số đó là duy trì cân bằng quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc, khi căng thẳng hai cực đang leo thang.

Quyết định từ chức bất ngờ của Thủ tướng Shinzo Abe hồi tháng 8 vì lí do sức khỏe đã đặt ra nhiều câu hỏi xung quanh di sản của vị thủ tướng tại vị lâu nhất Nhật Bản này.

Một trong số đó là liệu người kế nhiệm của ông, tân Thủ tướng Yoshihide Suga, có thể tiếp tục duy trì thế cân bằng địa chính trị của ông Abe được hay không khi căng thẳng giữa Trung Quốc và Mỹ đang leo thang.

"Cái bóng" của người tiền nhiệm Shinzo Abe

Mỹ và Trung Quốc đóng vai trò quan trọng đối với hòa bình và sự thịnh vượng của Nhật Bản. Mỹ là người bảo đảm an ninh và là đối tác thương mại lớn thứ hai của Nhật Bản, trong khi đó Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất và là nước láng giềng kề cạnh.

Gánh nặng cho tân Thủ tướng Nhật Bản: Duy trì thế cân bằng với Mỹ - Trung - Ảnh 1.

Ông Shinzo Abe đã có những bước đi khéo léo, quản lí chặt chẽ các mối quan hệ của Nhật Bản với cả hai thái cực là Mỹ và Trung Quốc. (Ảnh minh họa: CNN).

Cựu Thủ tướng Abe đã cố gắng kết thân với Tổng thống Mỹ Donald Trump dù ông Trump tuyên bố thương mại Mỹ - Nhật "không công bằng và cởi mở". Và cả khi hồi năm 2009, Mỹ yêu cầu Nhật Bản thanh toán gấp 4 lần chi phí quân đội Mỹ ở lại trong nước.

Ngoài ra, ông Abe còn làm hài lòng chính quyền Trump khi lặng lẽ cấm gã khổng lồ viễn thông Trung Quốc Huawei tham gia xây dựng mạng 5G tại Nhật Bản.

Ở phương diện khác, ông Abe cũng vun đắp mối quan hệ với Chủ tịch Tập Cận Bình khi thực hiện chuyến đi ngoại giao tới Bắc Kinh vào tháng 10/2018 cho hội nghị thượng đỉnh Trung - Nhật đầu tiên kể từ năm 2011.

Rõ ràng, vị tân Thủ tướng Suga sẽ khó tránh được việc đứng về phía nào trong bối cảnh cuộc xung đột Mỹ - Trung đang gia tăng.

Trước mắt, ông Suga phải quyết định về chuyến thăm cấp nhà nước của ông Tập Cận Bình. Chuyến thăm này chịu sự phản đối của Đảng Dân Chủ ở Nhật Bản vì đạo luật của Trung Quốc xoay quanh vấn đề ở Hong Kong. 

Nhưng nếu chuyến thăm thực hiện và được chiếu trên truyền hình Nhật Bản, đây sẽ là chiến thắng của ông Tập chứng tỏ rằng chính sách ngăn chặn Trung Quốc của Mỹ đã thất bại.

Thế khó của ông Suga lúc này là nếu không làm theo Bắc Kinh thì vốn liếng chính trị ở quê nhà của ông sẽ khó giữ vững. Nhưng nếu hủy bỏ cuộc gặp sẽ làm ông Tập bẽ mặt và làm tổn thương quan hệ Trung - Nhật. Do đó, điều duy nhất có thể làm lúc này là ông Suga cần tiếp tục hoãn chuyến thăm càng lâu càng tốt.

Vấn đề ngoại giao đè nặng lên vai ông Suga

Đầu tiên, Mỹ sẽ kêu gọi Nhật Bản thắt chặt hạn chế đối với các công nghệ quan trọng mà nước này cung cấp cho Trung Quốc.

Gánh nặng cho tân Thủ tướng Nhật Bản: Duy trì thế cân bằng với Mỹ - Trung - Ảnh 2.

Nhật Bản đang gặp khó khăn khi Mỹ kêu gọi Nhật Bản thắt chặt hạn chế đối với các công nghệ nước này cung cấp vào Trung Quốc (Ảnh minh họa: Nikkei Asian Review).

Tuy nhiên, với hơn 38 tỉ USD đầu tư trực tiếp vào Trung Quốc và gần 14.000 công ty đang hoạt động ở đó, Nhật Bản thực sự sẽ gặp khó khăn, nền kinh tế sẽ bị tàn phá và tốn kém về mặt ngoại giao để tuân thủ đầy đủ các lệnh trừng phạt của Mỹ áp dụng với Trung Quốc.

Không ai biết tân Thủ tướng Suga với 8 năm kề cận ông Abe sẽ làm thế nào về vấn đề công nghệ, vừa làm hài lòng Mỹ nhưng không khiến Trung Quốc tức giận và ngược lại.

South China Morning Post

Tiếp đó, vấn đề an ninh cũng là một thế khó cần ông Suga giải quyết. Nhật Bản là thành viên của "Bộ tứ kim cương" (nhóm an ninh gồm có Nhật Bản, Ấn Độ, Mỹ và Australia). 

Do đó chính quyền ông Suga có thể phải đối mặt với lời kêu gọi của Mỹ tham gia các cuộc tập trận hải quân có dính dáng tới vấn đề bành trướng Trung Quốc tại Biển Đông. Nếu Nhật Bản hợp tác công khai hơn với Mỹ, Trung Quốc có thể phản ứng lại.

Vấn đề về triển khai tên lửa tầm trung cũng là một trong các thách thức mà chính ông Suga và chính quyền phải đối mặt để cân bằng mối quan hệ với Trung Quốc cũng như với Mỹ.

Những khó khăn này là gánh nặng ngoại giao mà tân Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga phải đối mặt.

Minh Hằng

Khối ngoại chưa dừng bán ròng tuần VN-Index hồi phục
Bất chấp xu hướng hồi phục của TTCK, NĐT nước ngoài đẩy mạnh bán ròng gần 5.200 tỷ đồng trên HOSE. Điểm sáng là trong phiên cuối tuần khối ngoại đảo chiều mua ròng nhẹ hơn 31 tỷ đồng. Đây là phiên mua ròng đầu tiên sau 21 ngày bán ròng liên tiếp.