|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Financial Times: Bài học giá trị từ qui định chuyển đổi nhiên liệu tàu biển năm 2020

14:25 | 27/11/2019
Chia sẻ
Chỉ còn hơn 30 ngày nữa, đội tàu vận chuyển trên thế giới sẽ phải ngừng đốt nhiên liệu có hàm lượng lưu huỳnh cao, do những yêu cầu bắt buộc của Tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO) có hiệu lực.

Tuy nhiên, sự không chắc chắn vẫn tồn tại về việc định giá nhiên liệu cho tàu thuyền sẽ bị sự kiến này gián đoạn như thế nào, tác động của nó đến các bộ phận khác của nền kinh tế và thậm chí chiến lược các chủ tàu sẽ sử dụng để tuân thủ yêu cầu mới. 

Ngày qui định mới có hiệu lực, 1/1/2020, ban đầu được ấn định vào năm 2008, với một điều khoản cần xem xét lại về sự sẵn có của nhiên liệu có hàm lượng lưu huỳnh thấp. 

Tháng 11/2016, IMO đã quyết định sẽ có đủ nhiên liệu và khẳng định ngày có hiệu lực vào năm 2020. Tuy nhiên, mặc dù có một ngày rõ ràng và tiêu chuẩn rõ ràng, cả ngành vận tải và công nghiệp lọc dầu đều không có nhiều phản ứng trong hai năm đầu tiên. 

Sự chậm chạp do thiếu đồng thuận về việc ngành nào nên hoặc sẽ điều chỉnh; ngành vận tải tàu thuyền với việc lắp đặt các máy lọc tốn kém, hay ngành công nghiệp lọc dầu thông qua mở rộng công suất lọc; trong giai đoạn tập trung về triển vọng nhu cầu trong dài hạn đối với dầu khi đối mặt với biến đổi khí hậu.

Nếu cả hai lĩnh vực đều hành động, một nguồn vốn đáng kể có thể bị lãng phí khi các nhà lọc dầu đầu tư để tạo ra nhiều nhiên liệu có hàm lượng lưu huỳnh thấp hơn trong khi các công ty vận tải tự trang bị để đốt sạch dầu nhiên liệu có hàm lượng lưu huỳnh cao. 

Nhiên liệu đáp ứng tiêu chuẩn mới sẽ sẵn có, nhưng mức chi phí tăng thêm vẫn chưa rõ ràng.

Thêm vào sự không chắc chắn là liệu qui định sẽ được toàn bộ 174 quốc gia thành viên thực hiện, một thỏa thuận mà IMO yêu cầu đối với tất cả qui định của tổ chức, hay không.

Mặc dù mất thời gian, các quốc gia hiện đã đồng ý thực thi việc tuân thủ tiêu chuẩn nhiên liệu mới, phần lớn bằng việc loại bỏ nguồn gốc không chắc chắn. 

Tuy nhiên, một số quốc gia đã chậm hoặc đưa ra thông tin không rõ ràng trong việc hỗ trợ cho qui định mới do chi phí cơ hội phải gánh cho việc cải thiện môi trường này, một chi phí sẽ do người tiêu dùng cuối cùng chịu trong thời gian tăng trưởng kinh tế không chắc chắn.

Đầu mối để chính phủ, xã hội hướng tới giảm dấu chân carbon

Tiêu chuẩn nhiên liệu mới nhắm vào lượng khí thải lưu huỳnh, không phải khí thải nhà kính nhưng sự không chắc chắn trong cách tuân thủ và nếu nó được thực thi sẽ mang lại những bài học quí giá cho các công ty, chính phủ và quá trình chuyển đổi năng lượng phía trước.

Biến đổi khí hậu đang khiến chính phủ, các công ty và cá nhân phải hành động để giảm lượng khí thải nhà kính, với việc tập trung vào một quá trình chuyển đổi năng lượng lớn duy nhất, giảm lượng carbon hay giảm dấu chân carbon. 

Dấu chân carbon là chỉ số thống kê lượng khí CO2 thải vào khí quyển mỗi ngày thông qua hoạt động con người. Nếu con số này càng lớn thì tác động vào môi trường càng mạnh.

Sự chuyển đổi năng lượng lớn này rất quan trọng và tạo ra một đầu mối cho chính phủ các nước và xã hội quan tâm hướng tới những chính sách, giải pháp và hành vi giảm carbon.

Tuy nhiên, đối với các công ty có dấu chân năng lượng lớn, đây không phải là trọng tâm duy nhất. 

Thay vào đó, các công ty này nên xem xét quá trình chuyển đổi năng lượng lớn như nhiều bước tăng dần, cho phép tư duy chiến lược và chiến thuật hơn về cách phù hợp nhất với những quyết định và chiến lược kinh doanh trong bối cảnh thay đổi nhanh chóng.

Giúp các công ty xây dựng chiến lược tốt hơn

Việc tập trung vào nhiều quá trình chuyển đổi năng lượng nhỏ hơn đã xảy ra (chuyển đổi từ than sang khí đốt ở Mỹ, tăng hiệu quả phương tiện) và vẫn chưa xảy ra (xe điện rộng rãi, sử dụng năng lượng tái tạo lớn hơn) cho phép chiến lược chức năng của các công ty tham gia đầy đủ vào từng vấn đề, theo Financial Times.

Khi các công ty tập trung nỗ lực vào chiến lược giảm lượng khí thải carbon, cũng như có khả năng cung cấp các dịch vụ giúp giảm tác động khí hậu cho khách hàng cùng với sản phẩm thông thường, sự chuyển đổi nhiên liệu tàu thuyền IMO đang diễn ra mang đến một bài học quí giá.

Dù vậy, sự không chắc chắn hiện tại vẫn cho thấy qui mô của thách thức. Các ngành sẽ cần tương tác nhiều hơn với nhau để hiểu rõ hơn về hành động cũng như tác động đến những hành động đó giữa các ngành.

Chính phủ và các nhà hoạch định chính sách sẽ phục vụ tốt nhất cho mục tiêu của họ với sự rõ ràng nhất quán về chính sách.

Cuối cùng, chiến lược gia tại các công ty nên duy trì sự tập trung dài hạn vào việc chuyển đổi năng lượng sẽ tác động đến doanh nghiệp của họ như thế nào, nhưng cũng thu hẹp đọ  của họ về cách công ty có thể phát triển tốt nhất trong nhiều quá trình chuyển đổi sẽ xảy ra trên con đường để giảm lượng khí thải carbon.

Lyly Cao