Fed tăng lãi suất - Chỉ là 'cái tát' nhẹ đối với thị trường hàng hóa
Thị trường hàng hóa 13/6: Bộ Công Thương lên tiếng việc nguồn cung heo hơi bị thiếu hụt | |
Thị trường hàng hóa 12/6: Ấn Độ có thể giảm xuất khẩu gạo, Philippines đồng ý nhập khẩu 200.000 tấn đường |
Vào lúc 9h50 (giờ Việt Nam), chỉ số Bloomberg Commodity giảm 0,21% xuống 184,68 điểm. Chỉ số Hàng hóa Reuters/Jefferies cũng giảm nhẹ 0,02% về 204,86 điểm.
Đối với ngành năng lượng, giá dầu thô Brent giao tháng 8 trên sàn ICE giảm 0,21% xuống 76,58 USD/thùng. Giá khí ga tự nhiên giao tháng 7 trên sàn Nymex cũng giảm 0,27% về 2,96 USD/Btu.
Đối với kim loại quý, giá vàng giao ngay trên sàn COMEX giảm 0,08% xuống 1,298,21 USD/ounce. Giá vàng giao tháng 8 cũng giảm khoảng 0,18% so với đầu phiên xuống 1.301,5 USD/ounce.
Giá bạc giao ngay cũng giảm 0,48% xuống 16,95 USD/ounce, với giá hợp đồng giao tháng 7 giảm nhe 0,09% về 16,98 USD/ounce. Ngoài ra, giá bạch kim và palladium giao ngay cũng lần lượt giảm 0,44% và 0,11%.
Đối với kim loại công nghiệp, giá đồng giao tháng 7 trên sàn COMEX giảm 0,4% về 32,10 USD/pound. Giá nhôm giao trong ba tháng tới cũng giảm 1,17% về 2.275 USD/tấn.
Đối với nông sản, giá cà phê arabica giao tháng 9 trên sàn ICE giảm 0,75% về 1,186 USD/pound. Giá ca cao giao trong cùng kỳ lao dốc 2,17% xuống 2.391 USD/tấn. Ngoài ra, giá cao su giao tháng 11 trên sàn TOCOM cũng giảm 0,7% về 180,60 yen/kg.
Trên sàn CBOT, giá ngô và lúa mì giao tháng 9 lần lượt giảm 0,97% và 0,94%. Giá đậu nành giao tháng 11 cũng giảm nhẹ 0,05% vào cùng thời điểm.
Thị trường hàng hóa đồng loạt giảm vì quyết định tăng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã đẩy đồng USD lên cao hơn so với các đồng tiền khác. Kết thúc cuộc họp chính sách tháng 6, Fed quyết định tăng lãi suất cơ bản thêm 0,25 điểm phần trăm lên trong khoảng 1,75 – 2%.
Trong số các đồng tiền đối thủ, euro giảm 0,06% so với USD vào lúc 10h30 (giờ Việt Nam). Yen và bảng Anh cũng lần lượt giảm 0,14% và 0,08% so với đồng bạc xanh.