Đường sắt Nhổn - ga Hà Nội: Hà Nội từng từ chối khoản đòi bồi thường 40 triệu USD
Liên quan đến việc liên danh các nhà thầu Hyundai - Ghella (Hàn Quốc, Italy) thi công gói thầu CP03 - hầm và các ga ngầm thuộc tuyến đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội đòi bồi thường thiệt hại 81 triệu USD do chậm bàn giao mặt bằng, ông Nguyễn Cao Minh, Trưởng Ban Quản lý Đường sắt đô thị Hà Nội khẳng định, đây mới là đề xuất của nhà thầu.
Liên danh các nhà thầu Hyundai - Ghella (Hàn Quốc, Italy) đòi bồi thường thiệt hại lên đến 81 triệu đô la (hơn 1.800 tỷ đông) do chậm bàn giao mặt bằng dự án có cơ sở hay không?
Kiến nghị đòi bồi thường của liên danh nhà thầu được thực hiện theo đúng quy định của hợp đồng. Cụ thể, hợp đồng cho phép nhà thầu trong quá trình triển khai dự án, nếu thấy rằng bên đối tác chưa thực hiện theo đúng quy định thì có quyền gửi kiến nghị yêu cầu đòi bồi thường.
Dự án đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội là dự án lớn và phức tạp, nên trong quá trình triển khai không tránh khỏi rủi ro liên quan đến việc khiếu kiện của nhà thầu, và việc này cũng đã từng xảy ra.
Để kịp thời giải quyết các khiếu kiện, kiến nghị của nhà thầu theo đúng quy định của hợp đồng và pháp luật, Ban Quản lý Đường sắt đô thị cùng với tư vấn giám sát Systra đã phối hợp xây dựng hệ thống quản lý, xử lý các khiếu kiện này trên tinh thần hợp tác, chia sẻ giữa các bên.
Ông Nguyễn Cao Minh – Trưởng Ban Quản lý đường sắt Hà Nội
Nếu các bên không thống nhất với sự hòa giải này thì sẽ thống nhất lập ra một Ban hòa giải để cùng xem xét lại các yếu tố liên quan đến khiếu kiện. Nếu Ban hòa giải tiếp tục không giải quyết được thì xử lý bằng trọng tài kinh tế.
Cụ thể với khiếu kiện đòi bồi thường 81 triệu đô la của nhà thầu đưa ra, chủ đầu tư đang xem xét ở cấp độ 1, tức là hai bên đang trao đổi về vấn đề này trên tinh thần hợp tác, thân thiện và chia sẻ.
Nhà thầu phải cần phải có giải trình rõ những điểm sai so với hợp đồng gốc ban đầu, trách nhiệm của các bên cũng như các chứng cứ liên quan theo quy định để chứng minh được các nội dung thuộc về trách nhiệm của chủ đầu tư. Ngoài ra, nhà thầu phải xác định các chi phí tổn thất của nhà thầu theo đúng các quy định của Việt Nam.
Việc xử lý này liệu có ảnh hưởng đến tiến độ chung của dự án?
Theo quy định, sau 84 ngày, chủ đầu tư phải có văn bản trả lời với nhà thầu liên quan đến khiếu kiện đòi bồi thường 81 triệu đô la. Trên cơ sở này, nhà thầu có thể đồng ý hay không đồng ý. Nhưng trong 84 ngày này chúng tôi sẽ làm việc cụ thể, kỹ càng với nhà thầu. Nếu hai bên vẫn không thống nhất thì sẽ tiếp tục thỏa thuận với nhau.
Cần phải nhắc lại rằng, vào năm 2015, nhà thầu cũng đã đòi bồi thường thiệt hại 40 triệu đô la cũng liên quan đến yếu tố chậm mặt bằng. Tư vấn giám sát và chủ đầu tư đã có văn bản từ chối đề xuất của nhà thầu, cũng như hướng dẫn nhà thầu thực hiện theo đúng quy định của hợp đồng, làm rõ các nội dung liên quan cần thực hiện, theo tinh thần hòa giải và hợp tác.
Hiện nay, nhà thầu cũng không đặt nặng vấn đề về việc bồi thường, không lấy cớ đòi bồi thường này mà gây áp lực lên tiến độ chung của dự án. Hai bên vẫn đang hợp tác để giải quyết theo từng bước. Và tiến độ chung của dự án như báo cáo và được Chính phủ đồng ý, đoạn tuyến trên cao sẽ hoàn thành và khai thác vào cuối 2020, đoạn ngầm sẽ hoàn thành và khai thác cuối 2022.
Nhà thầu từng đòi bồi thường 40 triệu đô la tuyến đường sắt Nhổn - ga Hà Nội
Nếu kết quả hòa giải không đạt, tiền bồi thường cho nhà thầu sẽ lấy từ đâu?
Khoản đòi bồi thường 81 triệu đô la cần phải được phân tích cụ thể và chi tiết, trong đó nếu là các sửa đổi bổ sung của nhà thầu liên quan đến việc sửa đổi bổ sung biện pháp thi công, phát sinh chi phí hợp lý thì theo quy định chúng ta cần phải bổ sung cho nhà thầu và sẽ lấy từ nguồn dự phòng dự án.
Hoặc nếu do điều kiện khách quan nhà thầu bắt buộc phải kéo dài thời gian thực hiện thi công thì cũng sẽ phải bổ sung chi phí cho nhà thầu. Tuy vậy, việc này không làm tăng tổng mức đầu tư của dự án.
Với những nhùng nhằng như vừa qua, liệu công tác giải phóng mặt bằng tuyến đường sắt Nhổn - ga Ha Nội trong thời gian tới có đảm bảo?
Thành phố đã chỉ đạo tập trung giải quyết vướng mắc sớm nhất để hoàn thành giải phóng mặt bằng cho 4 ga ngầm còn lại của dự án, đảm bảo bàn giao cho nhà thầu triển khai thi công.
Hiện, nhà thầu đã mở được 3/5 công trường thi công, trong tháng 4 tiếp tục mở công trường triển khai thi công ga ngầm S12 Trần Hưng Đạo, và trong tháng 6 sẽ mở tiếp công trường thi công ga ngầm Văn Miếu.
Ngoài ra, chúng tôi đã thống nhất với nhà thầu thay đổi biện pháp thi công, thay vì thi công khi có toàn bộ mặt bằng bằng giải pháp, có mặt bằng đến đâu thi công đến đấy.
Xin cảm ơn ông!
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/