Đăng ký đầu tư 4 tuyến đường sắt đô thị tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, Tổng Công ty Xây dựng Lũng Lô cho biết suất đầu tư chung đối với việc thực hiện 1km phần ngầm chi phí khoảng 100-150 triệu USD và chi phí toa xe từ 1 triệu đến 1,5 triệu USD/toa xe.
Theo quy hoạch đã được phê duyệt, từ nay đến năm 2030, thành phố Hà Nội sẽ đầu tư 10 tuyến đường sắt đô thị với tổng kinh phí ước lên đến hơn 40 tỷ USD.
Đại diện Vingroup xác nhận đã đề xuất thành phố cho phép tham gia nghiên cứu đầu tư các đoạn tuyến trong 5 tuyến đường sắt đô thị với tổng vốn đầu tư 100.000 tỷ đồng và đang chờ TP phê duyệt.
7h sáng mai (20/5/2017), lễ mở bạt đoàn tàu đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông chính thức được tổ chức và 9h cùng ngày nhà ga La Khê sẽ được mở cửa để đón người dân đến tham quan.
Để thực hiện tuyến đường sắt đô thị số 3 (đoạn ga Hà Nội - Hoàng Mai), số 2 (đoạn Trần Hưng Đạo - Thượng Đình), TP Hà Nội đề xuất vay của Ngân hàng phát triển Châu Á và từ nguồn vốn ODA.
Hai tuyến đường sắt đô thị Bến Thành - Suối Tiên và Bến Thành - Tham Lương nằm trong danh mục các dự án quan trọng quốc gia có sử dụng vốn đầu tư công từ 10.000 tỷ đồng đều đang vỡ kế hoạch vốn.
Nhiều chủ đầu tư của các cao ốc, trung tâm thương mại, chung cư... vừa gửi đề xuất lên Ban quản lý đường sắt đô thị TP.HCM xin được kết nối với các nhà ga của tuyến đường sắt đô thị.
Ban Quản lý Đường sắt đô thị Hà Nội cùng liên danh nhà thầu của Pháp vừa ký hợp đồng trị giá gần 7,7 nghìn tỷ đồng thuộc Dự án tuyến đường sắt đô thị thí điểm thành phố Hà Nội.
UBND TP HCM kiến nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét, đưa dự án tuyến đường sắt đô thị số 3a, Bến Thành - Tân Kiên vào danh mục các dự án sử dụng ODA vốn vay Nhật Bản giai đoạn 2016 – 2018.