Đoàn giám sát của Quốc hội kiểm tra hai dự án đường sắt đô thị ở Hà Nội
Đề xuất cơ chế đặc thù đầu tư 3 tuyến đường sắt đô thị | |
Giá nhà đất dọc tuyến metro Cát Linh – Hà Đông và Nhổn – ga Hà Nội đang biến động thế nào? |
Đoàn Giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội nghe báo cáo tiến độ dự án đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội tại công trường thi công nhà ga S8 |
Đoàn giám sát do Chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội – ông Nguyễn Đức Hải làm trưởng đoàn, Chủ nhiệm Uỷ ban Về các vấn đề xã hội Nguyễn Thúy Anh làm phó đoàn.
Báo cáo với Đoàn giám sát, đại diện Ban quản lý đường sắt đô thị Hà Nội cho biết, hiện tại, dự án tuyến đường sắt đô thị thí điểm TP Hà Nội, đoạn Nhổn – Ga Hà Nội đạt tiến độ thực hiện khoảng 44%. Riêng phần trên cao đã thi công được 77%. BQL đã hoàn thành công tác tổ chức đấu thầu và ký hợp đồng 8/9 gois thầu xây lắp, thiết bị sử dụng vốn ODA, còn lại gói thấu CP09 đang tổ chức lựa chọn nhà thầu, dự kiến ký hợp đồng vào cuối năm 2018.
Đến tháng 7-2018, Dự án đã giải ngân tổng cộng 7.767 tỷ đồng (vốn ODA 6.252 tỷ đồng và vốn đối ứng 1.515 tỷ đồng). Giá trị giải ngân vốn ODA tính đến tháng 7-2018 là 645 tỷ đồng/1.410 tỷ đồng, trong đó sử dụng hết 310 tỷ đồng vốn ODA cấp phát. Do kế hoạch vốn trung hạn của Dự án đã hết nên hiện nay không có cơ sở giao bổ sung kế hoạch vốn năm 2018 (790 tỷ đồng) và các năm tiếp theo cho dự án.
Hà Nội rất cần tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ các dự án đường sắt đô thị |
Theo kế hoạch ban đầu, dự án sẽ hoàn thành năm 2018. Tuy nhiên đến nay, dự án chậm tiến độ và TP đã rà soát lại dự án, đôn đốc tiến độ để năm 2020 hoàn thành đưa và sử dụng đoạn trên cao từ Nhổn đến nhà ga S8 (trước cửa Đại học GTVT), năm 2022 hoàn thành toàn bộ dự án.
Ban quản lý đường sắt đô thị Hà Nội kiến nghị, Bộ KH&ĐT báo cáo Thủ tướng và Quốc hội bổ sung kế hoạch đầu tư công vốn nước ngoài cấp phát từ ngân sách Trung ương giai đoạn 2016 – 2020; báo cáo Thủ tướng phê duyệt điều chỉnh danh mục tài trợ dự án (điều chỉnh thời gian thực hiện, cơ cấu nguồn vốn ODA để bổ sung nguồn vốn cho gói thầu CP9); Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng gia hạn các Hiệp định vay cho dự án…
Về tuyến đường sắt đô thị TP Hà Nội số 2, đoạn Nam Thăng Long – Trần Hưng Đạo, dự án được phê duyệt tháng 11/2008 với thời gian dự kiến hoàn thành năm 2015. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại mới hoàn thành sơ tuyển 5/5 gói thầu xây lắp thiết bị chính của dự án, hiện chưa thực hiện công tác lựa chọn nhà thầu do dự án điều chỉnh chưa được phê duyệt.
Dự án hoàn thành khoảng 80% diện tích khu Depot; khoảng 45% diện tích đoạn trên cao và 20% diện tích đoạn đi ngầm; tổng giải ngân của dự án đến hết năm 2017 là hơn 784 tỷ đồng, khoảng 4%.
Tại buổi khảo sát, Trưởng Đoàn giám sát, Chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Đức Hải ghi nhận về an toàn lao động, sau 10 triệu giờ làm việc không để xảy ra sự cố lớn.
Bên cạnh đó, các dự án còn gặp những khó khăn về giải phóng mặt bằng, nguồn vốn, tiến độ giải ngân... Trưởng đoàn giám sát đề nghị TP Hà Nội cùng các cơ quan liên quan quan tâm xử lý, tháo gỡ khó khăn.
Về phía đoàn giám sát cũng sẽ đề xuất những phương án phù hợp tháo gỡ vướng mắc để dự án sớm vận hành...