|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Đức đẩy nhanh kế hoạch xây dựng nhà ga nhập khẩu khí hoá lỏng

23:33 | 05/03/2022
Chia sẻ
Ngày 5/3, Đức đã tiến hành thêm một bước nhằm giảm sự phụ thuộc vào nguồn cung năng lượng từ Nga với việc công bố kế hoạch xây dựng một nhà ga nhập khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG).
Đức đẩy nhanh kế hoạch xây dựng nhà ga nhập khẩu khí hoá lỏng - Ảnh 1.

(Ảnh minh họa: Reuters).

Ngày 5/3, Đức đã tiến hành thêm một bước nhằm giảm sự phụ thuộc vào nguồn cung năng lượng từ Nga với việc công bố kế hoạch xây dựng một nhà ga nhập khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG). Đây là dấu hiệu mới nhất cho thấy sự thay đổi chính sách sau khi Nga triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine.

Bộ Kinh tế Đức cho biết Ngân hàng Tái thiết KfW đã ký một biên bản ghi nhớ với nhà sản xuất điện hàng đầu của nước này RWE và nhà điều hành mạng lưới Hà Lan Gasunie để xây dựng nhà ga ở thị trấn cảng Brunsbuettel.

Động thái này diễn ra một tuần sau khi Đức tuyên bố thay đổi chính sách năng lượng nhằm cắt giảm sự phụ thuộc vào năng lượng nhập khẩu của Nga, nói rằng LNG, than và thậm chí năng lượng hạt nhân có thể được sử dụng để lấp đầy khoảng trống năng lượng từ Nga.

Đức, quốc gia phụ thuộc nhiều vào Nga về khí đốt và dầu mỏ, cho đến nay vẫn chưa có bến nhập khẩu LNG.

Bộ trên không tiết lộ mức đầu tư để xây dựng ga nhập khẩu LNG là bao nhiêu, song ước tính cần 450 triệu euro (492 triệu USD) để xây dựng và lắp đặt một nhà ga LNG ở Brunsbuettel.

Bộ Kinh tế cho biết nhà ga này sẽ có công suất là 8 tỷ m3 mỗi năm và sẽ được tiến hành xây dựng nhanh nhất có thể.

Ngân hàng KfW sẽ nắm 50% cổ phần vì cung cấp nguồn tài chính, còn RWE sẽ có 10% cổ phần trong nhà ga này.

Bộ trưởng Kinh tế Robert Habeck cho hay mặc dù mục tiêu của Đức là tạo ra năng lượng theo cách trung hòa carbon, song khí đốt vẫn cần thiết như một nhiên liệu để quản lý quá trình chuyển đổi. Theo ông Robert Habeck, cần phải giảm sự phụ thuộc vào hàng nhập khẩu của Nga càng nhanh càng tốt.

Minh Hằng

Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng khẳng định sẽ không buông bỏ VinFast và tiếp tục hỗ trợ 1 tỷ USD
Theo quan điểm của Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng, VinFast là dự án làm vì trách nhiệm xã hội, muốn đóng góp cho đất nước một thương hiệu, top đầu về xe trên thế giới.