|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

Dự đoán xu hướng mạng xã hội năm 2019 cho các doanh nghiệp

08:00 | 20/12/2018
Chia sẻ
CEO của Hootsuite chỉ ra 6 xu hướng có thể thay đổi cách các doanh nghiệp sử dụng mạng xã hội trong năm 2019.

2018 là một năm đầy biến động đối với các trang mạng xã hội. Các vấn đề liên quan đến quyền riêng tư và thu thập dữ liệu người dùng sục sôi tại Facebook, với ảnh hưởng lan truyền đến cấp cao nhất trong chính phủ các nước.

Nhiều cuộc điều trang liên bang được tiến hành, trong khi người dùng phải tự suy ngẫm tác động to lớn của mạng xã hội lên chính trị, văn hóa và cộng đồng.

du doan xu huong mang xa hoi nam 2019 cho cac doanh nghiep
Ảnh minh họa

Điều này có ý nghĩa thế nào trong năm 2019? Người dùng và các mạng xã hội sẽ phản ứng như thế nào với những thay đổi địa chấn này? Các doanh nghiệp sẽ sử dụng mạng xã hội như thế nào để thay đổi thái độ của người dùng về quyền riêng tư và kết nối đích thực?

Trong bản Báo cáo Xu hướng Xã hội thương niên, Hootsuite đã khảo sát hơn 3.000 doanh nghiệp, từ những đại lý quy mô nhỏ đến các tập đoàn lớn, để biết các doanh nghiệp này dự định thích ứng như thế nào trong năm 2019.

Dưới đây là một số phát hiện nổi bật nhất mà chúng ta có thể biết điều gì đang chờ đợi trong năm kế tiếp.

“Thế giới thực” trở về

Làn sóng bê bối năm 2018 đã tác động lớn đến niềm tin của người dùng vào mạng xã hội.

Theo báo cáo Edelman’s 2018 Trust Barometer, 60% người dân không còn tin tưởng các công ty mạng xã hội. Trong bối cảnh “tin giả” và tin tặc dữ liệu, người dùng ngày càng mất lòng tin với các “influencer”, bao gồm các ngôi sao nổi tiếng và nhân vật truyền thông.

Trái lại, niềm tin quay trở về với bạn bè, gia đình và những người thân trên mạng xã hội cũng như những cá nhân uy tín hơn là số lượng "follower - người theo dõi" của họ.

Đối với các doanh nghiệp trên mạng xã hội, điều này tạo nên một thách thức cho họ trong năm 2019.

Clickbait là liên kết văn bản hoặc hình thu nhỏ được thiết kế để lôi kéo người dùng theo liên kết đó và đọc, xem hoặc nghe phần nội dung trực tuyến được liên kết. - (theo wikipedia)

Sử dụng mạng xã hội như một kênh quảng cáo chứa các “clickbait” và mã khuyến mãi hào nhoáng sẽ không còn thịnh hành và phù hợp với thị hiếu của người dùng.

Thay vào đó, các doanh nghiệp tiến bộ sẽ ít tập trung vào việc tối đa hóa lượt tiếp cận trong năm 2019 và chuyển sang tạo những tương tác ý nghĩa, rõ ràng.

50% số người phản hồi khảo sát đồng ý rằng cá nhân hóa nội dung sẽ là một thách thức lớn.

Các thương hiệu như Adidas và New York Times là minh họa rõ ràng cho xu hướng mới nổi này. Họ đang xây dựng các cộng đồng tập trung, chia sẻ nội dung sâu sắc và phù hợp, sau đó cho phép người dùng liên kết với người dùng khác.

“Stories - Những câu chuyện” là chìa khóa

Sự thay đổi theo chiều hướng tương tác mang tính cá nhân trên mạng xã hội được phản ánh trong loại nội dung được chia sẻ.

News Feed là nội dung, nằm trong cột chính giữa trung tâm của trang chủ Facebook, là một danh sách cập nhật liên tục, những tin tức từ bạn bè và các trang bạn đang theo dõi trên Facebook.

Thay vì đăng lên newfeed, người dùng ngày càng chia sẻ nhiều Stories hơn với mạng lưới của họ.

Trái ngược với những bài đăng tiêu chuẩn, Stories sẽ biến mất sau một ngày và hiện đang phát triển nhanh gấp 15 lần so với chia sẻ trên newfeed, với hơn 1 tỉ người dùng Stories trên Instagram,

Facebook, WhatsApp và Snapchat. Giám đốc sản phẩm của Facebook, ông Chris Cox, nhận định Stories sẽ vượt mặt newfeed khi người dùng dần sử dụng hình thức chia sẻ này với bạn bè của họ trong năm 2019.

Năm 2019, các doanh nghiệp nếu muốn giữ vững ưu thế trên mạng xã hội cần phải bắt tay vào cuộc chơi Stories. Hai phần ba người tham gia khảo sát cho biết họ đã thiết lập những Stories trên Instagram hoặc dự định thiết lập trong năm 2019.

Thay vì đăng tải trên mạng xã hội dưới dạng những khối văn bản tĩnh, chúng ta có thể cập nhật những thông tin thô sơ, đa phương tiện và sống động hơn. Các video tích hợp, đồ họa đơn giản và câu chuyện hay chính là chìa khóa, bên cạnh dấu ấn cá nhân.

Những nhà tiên phong như tờ Guardian phát hiện ra rằng Stories ít trau chuốt và thực tế hơn sẽ tạo nên tương tác cao hơn.

Sự nổi lên của LinkedIn

Trong khi bê bối và tranh cãi dấy lên tại các trang mạng xã hội khác, LinkedIn vẫn âm thầm tăng tốc.

Mạng lưới kinh doanh này đã vượt qua ngưỡng 500 triệu thành viên trong năm 2018. Là một cường quốc về nội dung, LinkedIn hiện nay xuất bản hơn 100.000 bài báo mỗi tuần trên nền tảng của mình.

Chức năng tạo nhóm cùng video gốc và API mới để tích hợp với các ứng dụng thứ ba đã chứng minh rằng LinkedIn không chỉ còn là nơi lưu trữ hồ sơ nữa. T

rong khi những mạng xã hội khác ngày càng bị lấp đầy bởi những nội dung độc hại và “viral meme”, LinkedIn, không cho phép những nội dung tạp nham, đang phát triển mạnh bằng cách thúc đẩy người dùng.

Các doanh nghiệp thành công trên mạng xã hội năm 2019 cần phải tận dụng LinkedIn, giao lộ giữa yếu tố cá nhân và chuyên nghiệp.

Là một lựa chọn hoàn hảo cho hình thức marketing B2B, LinkedIn cũng ngày càng tiếp cận nhiều khách hàng giàu có hơn. Trong số 500 triệu người dùng, 44% có thu nhập trên 75.000 USD và hơn 50% có bằng đại học trở lên.

Trong khi đó, khi thị trường lao động ngày càng khắc nghiệt khiến tuyển dụng trở thành một thách thức cho các doanh nghiệp, LinkedIn cũng cung cấp một nền tảng lý tưởng giúp “phô bày” thương hiệu của nhà tuyển dụng, chẳng hạn như văn hóa và danh tiếng doanh nghiệp.

Group - Nhóm

Nhóm Facebook không còn là một cải tiến mới. Các không gian cho mọi người tụ tập và thảo luận về những chủ đề cụ thể, từ thú cưng và sở thích đến người nổi tiếng, xuất hiện từ lâu. Nhưng, mối quan tâm đến quyền riêng tư và sự thân mật giữa các người dùng đã gửi nhóm Facebook về thời dĩ vãng.

Năm 2017, số lượng thành viên trong các nhóm Facebook tăng 40%, với 1,4 tỉ người dùng nhóm Facebook mỗi tháng.

Thật vậy, trước khi Cambridge Analytica đạt đến đỉnh cao, nền tảng này đã hiệu chỉnh lại thuật toán để ưu tiên các tương tác với bạn bè, người thân và nhóm, trong khi giảm dần nội dung chia sẻ công khai của các doanh nghiệp, thương hiệu và truyền thông.

Năm 2019, thành công trên mạng xã hội xuất phát từ việc khai thác mối quan tâm của người dùng về quyền riêng tư để thảo luận vấn đề họ quan tâm. Do đó, một số thương hiệu có thể có ích.

Những thương hiệu như Condé Nast đã đạt được thành công phi thường với các nhóm kín của họ, nơi người dùng phải được admin cho phép trước khi xem hoặc đăng nội dung.

Mở rộng quy mô nhóm mà không làm mất đi quyền riêng tư lẫn tính thân mật là một thách thức lớn. Các doanh nghiệp biết khai thác thị hiếu người dùng và thay đổi thuật toán mạng lưới sẽ nhận về những lợi ích đáng kể trong năm 2019.

Quá tải quảng cáo

Quảng cáo, tiếp cận chúng ta với nhiều hình thức khác nhau như Stories và bài đăng được tài trợ, đề xuất theo dõi, và nhiều dạng khác, hiện nay đã là một phần không thể thiếu của bất kỳ mạng xã hội nào.

Chỉ riêng Facebook đã chếm gần một phần tư tổng chi tiêu quảng cáo kỹ thuật số tại Mỹ và hơn 3/4 người tham gia khảo sát đã từng đầu tư cho quảng cáo trên mạng xã hội hoặc dự kiến trong năm 2019.

Nhưng ở quảng cáo vẫn tồn tại thách thức. Cạnh tranh không gian trên newfeed đã đẩy giá lên cao. Trên Facebook, chi phí cho mỗi 1.000 lần hiển thị (một phép đo tiêu chuẩn được gọi là CPM) đã tăng giá 112% so với năm 2017.

Trong khi đó, người dùng đã chán các quảng cáo bán hàng và ngày càng cảnh giác clickbait. Họ chọn lướt qua chúng hoặc sử dụng các công cụ chặn quảng cáo.

Nói cách khác, trong khi các doanh nghiệp chi nhiều tiền vào quảng cáo trong năm 2019, không có gì đảm bảo người dùng sẽ chú ý.

Do đó, doanh nghiệp cần phải đầu tư tiền và thời gian, sáng tạo và hiểu biết về khách hàng mục tiêu theo cách hợp lý.

Đăng tải một quảng cáo nhạt nhẽo lên newfeed không mang lại hiệu quả. Thay vào đó, các thương hiệu như Spotify và Netflix đang xem quảng cáo trên mạng xã hội như những “chiến dịch” toàn diện về ứng dụng, có ý tưởng và giá trị cao, để tăng tương tác và thảo luận. Hai doanh nghiệp này đang kết hợp video, đồ họa động và AR cũng như tận dụng triệt để Stories đa phương tiện.

Chưa dừng lại, họ còn sử dụng các công cụ nhắm mục tiêu quảng cáo, cho phép dễ dàng thử nghiệm A/B với hàng trăm biến thể, nhằm tinh chỉnh đối tượng và tối ưu hóa chi phí quảng cáo.

Không gian riêng

Một biểu hiện khác chỉ ra sự thay đổi giữa người dùng chính là sự xuất hiện của các nền tảng nhắn tin.

Facebook Messenger và WhatsApp (đều thuộc sở hữu của Facebook) hiện nay có hơn 2,8 tỉ người dùng.

WeChat và QQ, hai nền tảng phổ biến tại Trung Quốc, cũng đã phát triển ứng dụng nhắn tin. Thay vì chia sẻ trên mạng xã hội, người dùng chọn cách tương tác riêng tư hoặc theo nhóm nhỏ.

Đối với các doanh nghiệp, điều này dấy lên một thách thức cho năm 2019. Khi người dùng chuyển sang địa hạt riêng tư, các ứng dụng nhắn tin sẽ trở thành nền tảng “hot” để tiếp cận khách hàng? Hay người dùng sẽ phản ứng vì “không gian riêng” bị xâm phạm?

Trong khi câu hỏi còn bỏ ngỏ, một lĩnh vực khác có nhu cầu nhắn tin rõ ràng chính là dịch vụ khách hàng.

9 trong 10 khách hàng muốn liên hệ với doanh nghiệp qua ứng dụng nhắn tin, trong khi chưa đầy 50% doanh nghiệp chúng tôi khảo sát sở hữu các ứng dụng nhắn tin.

Các bot nhắn tin được hỗ trợ bởi AI có thể trở thành một lựa chọn hấp dẫn để lấp đầy khoảng cách này, nhưng 70% bot nhắn tin trên Facebook gặp thất bại và cần sự can thiệp từ con người.

Mở rộng quy mô nhưng không đánh mất dấu ấn cá nhân là chìa khóa quan trọng. Công ty mỹ phẩm Sephora đã cung cấp một mô hình để thực hiện điều này trong năm 2019 khi triển khai mộ đội ngũ chatbot để hướng dẫn và đề xuất sản phẩm, bên cạnh nhân viên tổng đài gọi điện đến khi khách hàng cần giúp đỡ.

Xem thêm

Nyx Tran