|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Dòng tiền thông minh 27/9: Tự doanh chuyển bán ròng nhẹ, cá nhân trong nước mua dè dặt phiên VN-Index điều chỉnh

07:23 | 27/09/2021
Chia sẻ
Trong phiên thị trường VN-Index đánh mất sắc xanh với dòng tiền suy yếu, NĐT cá nhân và khối ngoại là hai bên xuống tiền nâng đỡ thị trường, bất chấp áp lực bán ra từ bộ phận tự doanh công ty chứng khoán và tổ chức trong nước.

Thị trường chứng khoán trong nước phiên cuối tuần tuy chỉ giảm nhẹ nhưng quy mô giảm trên diện rộng do nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ tiếp tục điều chỉnh từ đỉnh. Độ rộng thị trường duy trì trạng thái tiêu cực với thanh khoản tăng suy giảm, cho thấy tâm lý cẩn trọng của nhà đầu tư.

Kết thúc phiên 24/9, VN-Index giảm 0,12% đóng cửa ở mức 1.351,17 điểm. Dòng tiền đầu tư co hẹp vào một số ngành khi chỉ có 5/19 nhóm ngành vận động khả quan so với phiên trước. Các nhóm ngành kìm hãm đà giảm của thị trường là du lịch & giải trí, ngân hàng và bảo hiểm.

Thanh khoản khớp lệnh trên sàn HOSE giảm còn 16.724 tỷ đồng từ mức 21.771 tỷ đồng ở phiên hôm trước, đây cũng là mức thanh khoản thấp nhất trong tuần. 

Tỷ trọng phân bổ dòng tiền tăng vào nhóm ngân hàng, hàng & dịch vụ công nghiệp, thép trong khi giảm ở ngành bất động sản, chứng khoán, xây dựng & vật liệu. Đáng chú ý, nhờ cổ phiếu của các nhà băng, dòng tiền tăng mạnh vào nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn, tiếp tục tăng vào nhóm vốn hóa vừa nhưng giảm mạnh ở nhóm vốn hóa nhỏ.

Trong phiên thị trường VN-Index đánh mất sắc xanh với dòng tiền suy yếu, NĐT cá nhân và khối ngoại là hai bên xuống tiền nâng đỡ thị trường, bất chấp áp lực bán ra từ bộ phận tự doanh công ty chứng khoán và tổ chức trong nước.

Dòng tiền thông minh 27/9: - Ảnh 1.

Thống kê giao dịch của các bên tham gia thị trường trong tuần 20 - 24/9. (Nguồn: Thu Thảo tổng hợp từ Fiinpro).

Tự doanh chuyển bán ròng nhẹ

Trong phiên thứ Sáu cuối tuần, khối tự doanh công ty chứng khoán bán ròng 54,5 tỷ đồng. Tính riêng khớp lệnh thì họ bán ròng 55 tỷ đồng.

Thống kê giao dịch theo nhóm ngành, khối tự doanh mua ròng 6/18 ngành. Nhóm mua ròng mạnh nhất là thực phẩm và đồ uống, dịch vụ tài chính. Top cổ phiếu được tự doanh rót tiền trong phiên gồm MSN, CDC, KDH, VRE, ACB, FUEVFVND, MBB, VHC, REE và TDH.

Ở chiều ngược lại, cổ phiếu của các doanh nghiệp địa ốc và ngân hàng là hai nhóm chịu áp lực bán lớn nhất từ khối tự doanh. Top cổ phiếu bị bán ròng gồm HPG, TCB, VIC, MWG, VPB, NVL, PLX, SCR, VCB và GAS.

Dòng tiền thông minh 27/9: - Ảnh 2.

Top10 mã khối tự doanh mua/bán ròng phiên 24/9. (Nguồn: Thu Thảo tổng hợp).

Tổ chức trong nước chủ yếu bán ròng nhóm ngân hàng

Giao dịch cùng chiều với khối tự doanh, NĐT tổ chức trong nước duy trì bán ròng 311,6 tỷ đồng, tính riêng khớp lệnh thì họ rút ròng 128,8 tỷ đồng.

Tính riêng giao dịch khớp lệnh, tổ chức trong nước bán ròng 8/18 ngành, chủ yếu thoái vốn khỏi cổ phiếu của các nhà băng. Top bán ròng có VPB, NVL, HAH, HPG, VIC, STB, MBB, VNM, FPT, MSN.

Trong khi đó, dòng vốn từ tổ chức nội chủ yếu đổ vào nhóm điện, nước & xăng dầu khí đốt. Top mua ròng có VHM, PPC, HSG, VHC, FLC, MWG, HBC, HNG, TDH, VIB.

Cá nhân trong nước dè dặt xuống tiền

Thống kê giao dịch của NĐT cá nhân, họ mua ròng 216,6 tỷ đồng, trong đó họ gom ròng 134,6 tỷ đồng qua kênh khớp lệnh. Dòng tiền đầu tư của các cá nhân trong nước tiếp tục thu hẹp, ngoại trừ phiên bán ròng đầu tuần, đây là phiên 'gom hàng' dè dặt nhất của NĐT cá nhân trong tuần vừa qua.

Tính riêng giao dịch khớp lệnh, họ mua ròng 9/18 ngành, chủ yếu giải ngân vào ngành tài nguyên cơ bản với đại diện là nhóm thép. Top mua ròng của NĐT cá nhân tập trung tại các mã HPG, VIC, NVL, MSN, DGC, STB, VPB, TCB, DPM, HDB.

Bên phía bán ròng khớp lệnh, họ bán ròng 9/18 ngành còn lại chủ yếu là nhóm ngành ngân hàng, dịch vụ tài chính. Top bán ròng có MBB, VHM, GMD, PPC, HCM, KDH, VCI, VNM, FLC.

Dòng tiền thông minh 27/9: - Ảnh 3.

Top10 mã NĐT cá nhân mua/bán ròng phiên 24/9. (Nguồn: Thu Thảo tổng hợp).

Khối ngoại chuyển mua ròng

Về phía NĐT nước ngoài, nhóm này chuyển hướng mua ròng 151,4 tỷ đồng, tính riêng giao dịch khớp lệnh thì họ mua ròng 49,2 tỷ đồng.

Diễn biến theo nhóm ngành, áp lực chốt lời của khối ngoại chủ yếu là nhóm tài nguyên cơ bản. Đây cũng là nhóm duy nhất bị nước ngoài xả ròng trên trăm tỷ phiên vừa qua. Top bán ròng khớp lệnh của nước ngoài gồm HPG, MSN, VIC, DGC, NVL, DPM, HSG, HDB, NKG.

Ở chiều ngược lại, lực mua ròng khớp lệnh chính của NĐT ngoại tập trung tại nhóm ngân hàng với giá trị 229,3 tỷ đồng. Có thể thấy, có sự khác biệt giữa vị thế giao dịch của khối ngoại tại nhóm ngân hàng so với nhóm nhà đầu tư khác. Áp lực bán ra từ tự doanh, tổ chức trong nước và NĐT cá nhân hoàn toàn được hấp thụ bởi lực cầu của NĐT nước ngoài.

Dòng tiền nước ngoài chủ yếu tìm đến MBB, GMD, VHM, KDH, HCM, VNM, VCI, VCB, VJC, HDG. 

Thu Thảo