|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Dòng tiền ngoại chảy vào MSN tuần thứ 5 liên tiếp, mạnh nhất kể từ tháng 2

09:16 | 11/07/2021
Chia sẻ
Từ đầu tháng 2/2021 đến nay, các nhà đầu tư nước ngoài đã gom thêm hơn 1.600 tỷ đồng cổ phiếu MSN của Tập đoàn Masan.

Trong tuần từ 5/7 đến 9/7, khối ngoại mua ròng tổng cộng 2.545 tỷ đồng trên thị trường chứng khoán Việt Nam, tập trung vào các bluechip.

Một số mã từng bị bán ròng mạnh trong các tuần trước nhưng lại được gom thêm trong tuần này như MBB của Ngân hàng Quân Đội, HPG của Tập đoàn Hòa Phát hay GEX của Tập đoàn Gelex.

Dòng tiền ngoại chảy vào MSN tuần thứ 5 liên tiếp, mạnh nhất kể từ tháng 2 - Ảnh 1.

Trong khi đó, cổ phiếu MSN của Tập đoàn Masan giữ được trạng thái mua ròng từ khối ngoại với giá trị 295 tỷ đồng. Đây là tuần thứ 5 liên tiếp các nhà đầu tư nước ngoài gom MSN, cũng là tuần có giá trị mua ròng lớn nhất kể từ đầu tháng 2 trở lại đây.

Tính từ ngày 1/7, giá trị mua ròng MSN là 424 tỷ đồng, đứng thứ 5 thị trường. Trong 12 phiên liên tiếp từ 23/6 đến 8/7, MSN đều được khối ngoại gom thêm.

Dòng tiền ngoại chảy vào MSN tuần thứ 5 liên tiếp, mạnh nhất kể từ tháng 2 - Ảnh 2.

Khối ngoại vừa có tuần gom MSN mạnh nhất kể từ đầu tháng 2.

Trong báo cáo phân tích mới đây, Chứng khoán HSC cho biết chuỗi siêu thị VinMart và cửa hàng VinMart+ của VinCommerce (công ty con do Masan sở hữu trên 80% vốn) hoạt động tốt trong nửa đầu năm nay. Các quy định về giãn cách xã hội tại TP HCM và các tỉnh thành khác đã khiến nhiều hộ gia đình gia tăng tích trữ hàng hóa.

HSC dẫn lời Ban lãnh đạo Masan cho hay VinCommerce đã đạt mức hòa vốn EBIT trong tháng 6/2021. Công ty đang đặt mục tiêu EBIT dương trong 6 tháng cuối năm 2021, bao gồm cả chi phí hội sở. Masan vẫn đặt mục tiêu mở 300-500 cửa hàng mới trong năm 2021, với mục tiêu hòa vốn EBITDA trong 6-12 tháng cho những cửa hàng mới đó.

Dòng tiền ngoại chảy vào MSN tuần thứ 5 liên tiếp, mạnh nhất kể từ tháng 2 - Ảnh 3.

Người dân mua hàng trong một siêu thị VinMart. (Ảnh: Song Ngọc).

Tính đến hết tháng 6 vừa qua đã có 50 ki-ốt Phúc Long (góc trà, cà phê) hoạt động trong các cửa hàng VinMart+. Ban lãnh đạo kỳ vọng mỗi ki-ốt sẽ đạt doanh thu trung bình 5 triệu đồng/ngày. Với thỏa thuận chia sẻ doanh thu 20%, VinCommerce sẽ nhận được 1 triệu đồng/ki-ốt/ngày. Công ty đang đạt mục tiêu có 500-1.000 ki-ốt vào cuối năm 2021.

Một công ty con khác của Tập đoàn Masan là CTCP Hàng Tiêu dùng Masan (Masan Consumer - Mã: MCH) cũng đã có 6 tháng đầu năm rất khả quan, với doanh thu thuần và lợi nhuận tăng trưởng mạnh. 

Theo HSC, tăng trưởng được thúc đẩy nhờ những đổi mới của công ty trong hai năm qua cũng như nhờ nhu cầu lớn đối với thực phẩm hàng ngày để nấu ăn tại nhà trong thời kỳ giãn cách xã hội.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Song Ngọc

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.