|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Doanh nghiệp Mỹ tại Trung Quốc đối mặt hàng loạt thách thức trên con đường hồi hương

19:46 | 30/07/2020
Chia sẻ
Chính quyền ông Trump muốn giảm sự phụ thuộc vào nguồn cung ở nước ngoài bằng cách khuyến khích doanh nghiệp Mỹ tại Trung Quốc quay về nước nhà. Tuy nhiên, những nhà sản xuất trở về Mỹ lại gặp phải nhiều rắc rối như cơ sở hạ tầng cũ, mạng lưới kém phát triển và đội ngũ lao động nghèo nàn.
Doanh nghiệp Mỹ tại Trung Quốc đối mặt hàng loạt thách thức trên hành trình hồi hương - Ảnh 1.

Doanh nghiệp Mỹ rời khỏi Trung Quốc nhiều khả năng sẽ hướng đến các nước như Việt Nam hay Mexico. Hình minh họa: Lau Ka-kuen/SCMP

Doanh nghiệp Mỹ tại Trung Quốc đối mặt hàng loạt thách thức trên con đường hồi hương - Ảnh 2.

Khi đã nhận thức rõ điểm yếu trong chuỗi cung ứng và các công ty ngày càng chịu nhiều áp lực để di cư từ Trung Quốc đi nơi khác, Mỹ lại phải đối mặt với sự thật khó chịu: Phần lớn các công ty sẽ không quay trở về Mỹ.

Tờ South China Morning Post (SCMP) dẫn lời ông Renaud Anjoran, Giám đốc công ty tư vấn doanh nghiệp sản xuất tại Trung Quốc và Việt Nam cho biết: "Dịch chuyển việc sản xuất từ nước ngoài về quê nhà (reshore) chỉ là một ý tưởng hay ho, chủ yếu dành cho những công ty mà đáng ra từ đầu  không nên thuê ngoài tại một quốc gia như Trung Quốc".

"Tổng chi phí của những công ty này không giảm nhiều, họ không tiết kiệm được bao nhiêu, sản phẩm của họ không cần quá nhiều lao động".

Ông Patrick Van den Bossche, đối tác của hãng tư vấn Kearney cho biết các công ty thường thông báo dịch chuyển về Mỹ để thu hút truyền thông và sự khen ngợi của giới quan chức Mỹ nhưng không thực hiện đúng cam kết của mình.

Ông Van den Bossche nói: "Có những doanh nghiệp táo bạo tuyên bố sẽ mang mọi thứ từ Trung Quốc trở về". Nhưng thông thường thì cứ 10 công việc họ tuyên bố sẽ tạo ra cho nước Mỹ sẽ dần rút xuống còn chỉ còn một, còn thời hạn thì kéo dài ra nhiều năm.

Thực tế này vẫn không khiến Washington ngừng kêu gọi doanh nghiệp "hồi hương", đe dọa Mỹ sẽ "tách rời" hoàn toàn với kinh tế Trung Quốc.

Theo tờ SCMP, Bộ Quốc phòng và Thương mại Mỹ đang gây áp lực buộc các công ty Mỹ giảm mạnh hoặc chấm dứt tìm kiếm nguồn hàng và sản xuất tại Trung Quốc. Bộ Ngoại giao Mỹ hợp tác với Australia, Ấn Độ và Nhật Bản để định tuyến lại chuỗi cung ứng. Tổng thống Donald Trump kí sắc lệnh điều hành vào tháng 5 chỉ đạo Tập đoàn Tài chính Phát triển Quốc tế giúp đỡ nhà sản xuất Mỹ.

"Mục đích của tôi là làm sao cho nước Mỹ tự sản xuất được mọi thứ người Mỹ cần rồi xuất khẩu ra thế giới", ông Trump tuyên bố trong chuyến thăm nhà máy ở Pennsylvania gần đây.

Doanh nghiệp Mỹ tại Trung Quốc đối mặt hàng loạt thách thức trên con đường hồi hương - Ảnh 3.

Doanh nghiệp Mỹ tại Trung Quốc đối mặt hàng loạt thách thức trên con đường hồi hương - Ảnh 4.

Quốc hội Mỹ gần đây đã tiết lộ một vài dự luật khuyến khích doanh nghiệp Mỹ quay trở về và hồi sinh các ngành công nghiệp. Các biện pháp được đặt ra bao gồm trợ cấp, giảm thuế, hạn chế đầu tư và áp đặt lệnh cấm lên doanh nghiệp Trung Quốc.

Thượng nghị sĩ Lindsey Graham tuyên bố: "COVID-19 là hồi chuông cảnh tỉnh đau đớn nhắc nhở rằng chúng ta đã quá phụ thuộc vào những quốc gia như Trung Quốc".

Doanh nghiệp Mỹ tại Trung Quốc đối mặt hàng loạt thách thức trên con đường hồi hương - Ảnh 5.

Tuy nhiên, lí lẽ của chính trị và kinh tế không phải lúc nào cũng tương đồng với nhau. Giới phân tích cho biết những nhà sản xuất quay về Mỹ từ châu Á thường phải đối diện với các nhà máy ọp ẹp, cơ sở hạ tầng lỗi thời và mạng lưới cung ứng kém phát triển, đó là còn chưa kể đến thiếu hụt lao động thích hợp.

Ông Rafael Salmi, chủ tịch công ty công nghệ Richardson RFPD nhận xét: "Bạn có hàng trăm nghìn tài xế Uber hoặc nhân viên giao hàng Instacart và các thợ làm tóc thất nghiệp. Giờ tôi sẽ xây dựng nhà máy công nghệ cao với số nhân công này ư? Việc tiếp cận tài năng vẫn là một thách thức lớn". 

Doanh nghiệp Mỹ tại Trung Quốc đối mặt hàng loạt thách thức trên con đường hồi hương - Ảnh 6.

Giới chuyên gia kinh doanh cho biết phần lớn doanh nghiệp phương Tây chuyển sản xuất sang Trung Quốc kể từ năm 2001 đều có lí do kinh tế hợp lí. Tuy nhiên, một tỉ lệ nhỏ các doanh nghiệp lại dựa theo "tâm lí bầy đàn" thay vì tính toán đúng đắn. Họ có thể là những ứng viên thích hợp nhất để quay về Mỹ.

Việc chuyển đổi logistics là cực kì phức tạp và phụ thuộc vào từng doanh nghiệp cụ thể. Nhưng trong bối cảnh phải đánh giá lại chuỗi cung ứng, công sức phải bỏ ra để quay trở về Mỹ có thể là xứng đáng đối với những doanh nghiệp chú trọng chất lượng hoặc an ninh quốc gia.

Những doanh nghiệp này hoạt động trong các ngành công nghiệp chiến lược như đất hiếm hoặc máy bay không người lái (drone) được Lầu Năm Góc trợ cấp, thiết bị y tế và các sản phẩm cao cấp mà người tiêu dùng chú trọng mác "Made in America".

Nhưng hầu hết các doanh nghiệp tìm cách cắt giảm sản xuất tại Trung Quốc nhiều khả năng sẽ lại chuyển sang Việt Nam, Mexico, Đài Loan hay các nền kinh tế khác ngoài Mỹ, giới chuyên gia cho biết. 

Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp vẫn sẽ ở lại Trung Quốc để tận dụng thị trường nội địa đầy tiềm năng tại nơi này. Nhưng dù thế nào đi nữa, hầu hết sự thay đổi sẽ chỉ diễn ra dần dần.

Doanh nghiệp Mỹ tại Trung Quốc đối mặt hàng loạt thách thức trên con đường hồi hương - Ảnh 7.

Giới chuyên gia chỉ ra rằng việc cải tiến hoạt động sản xuất tại Mỹ chưa chắc sẽ đem lại số lượng lớn việc làm như giới chính trị gia khẳng định.

Trong một buổi lễ tại Nhà Trắng năm 2017, ông Trump từng ca ngợi kế hoạch xây dựng nhà máy sản xuất công nghệ cao ở Wisconsin của nhà sản xuất Đài Loan Foxconn: "Đầu tư rất nhiều tỉ USD ngay tại nước Mỹ, tạo ra hàng nghìn việc làm. Và ý tôi là việc làm của Mỹ, điều mà chúng ta mong muốn".

Hiện tại, "trung tâm sáng tạo" của Foxconn tại Mỹ phần lớn nằm trong tình trạng không hoạt động. Foxconn đã chuyển trọng tâm của nhà máy sang việc sản xuất khẩu trang và chỉ thuê vài trăm chứ không phải "vài nghìn" nhân viên, tờ SCMP cho biết.

Doanh nghiệp Mỹ tại Trung Quốc đối mặt hàng loạt thách thức trên hành trình hồi hương - Ảnh 4.

Dự án 10 tỉ USD của Foxconn tại Wisconsin không tạo ra được nhiều việc làm tại Mỹ như đã hứa hẹn. Ảnh: Reuters

Ông Chris Rogers, chuyên gia chuỗi cung ứng toàn cầu nhắc đến trường hợp của máy giặt Samsung được sản xuất tại South Carolina. Nhà máy 380 triệu USD chỉ tạo ra số việc làm khiêm tốn là 800.

Dù các sự kiện gần đây đã làm nổi bật điểm yếu trong nguồn cung và khởi nguồn giấc mơ về sự phục hưng sản xuất tại Mỹ, các chuỗi cung ứng vẫn phải đối mặt với áp lực chi phí khổng lồ.

Chi phí thường đóng vai trò chủ chốt đối với các quyết định về chuỗi cung ứng, đặc biệt khi xét đến sự tốn kém của việc sa thải nhân viên hiện tại, áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội tại các dây chuyền nhà máy và nhiều khu vực sản xuất khác nhau.

Trong những tháng đầu của đại dịch COVID-19, việc thiếu thốn sản phẩm nội địa như khẩu trang và sự phụ thuộc quá mức vào các nhà cung cấp thiết bị y tế nước ngoài đã giúp giới chính trị gia làm nổi bật tầm quan trọng của việc dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc về Mỹ.

Tuy nhiên ngay cả những doanh nghiệp quay lại cũng có thể lại tiến ra nước ngoài lần nữa khi các biện pháp bảo vệ đã được thiết lập và nhiệt huyết phai nhạt dần.

Giang

Margin tiếp tục lập đỉnh mới, thêm hai CTCK có dư nợ vượt 20.000 tỷ đồng
Dư nợ magin ngành chứng khoán lập đỉnh mới trong 2024. Riêng Top 10 công ty chứng khoán lớn nhất ghi nhận đến 9 đơn vị vượt đỉnh cho vay trong quý cuối năm. TCBS, SSI và HSC đang là ba đơn vị đang dẫn đầu về cho vay margin.