Doanh nghiệp kiến nghị giữ nguyên mức thuế suất nhập khẩu nguyên liệu nhựa PP 3%
Hiệp hội Nhựa (VPA) vừa có công văn gửi Bộ Tài chính, Bộ Công Thương, Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường của Quốc hội và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam kiến nghị 2 bộ này xem xét không tăng thuế nhập khẩu nguyên liệu PP lên 5%, giữ nguyên mức thuế suất nhập khẩu nguyên liệu nhựa PP ở mức 3% như hiện nay.
Hiện năng lực sản xuất nguyên liệu nhựa PP của các nhà máy lọc dầu trong nước chưa đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ của các doanh nghiệp nhựa.
Tại văn bản kiến nghị gửi VCCI và các bộ ngành, Hiệp hội Nhựa Việt Nam khẳng định Hiệp hội và các doanh nghiệp hoàn toàn ủng hộ nội dung xây dựng một nền công nghiệp hóa dầu tại Việt Nam.
Trong đó có hướng đến sự phát triển của các nhà máy hóa dầu trong nước như chiến lược ngành công nghiệp nhựa Việt Nam từ 2010-2020 đã được Thủ tướng phê chuẩn thông qua cụ thể là hình thành các nhà máy sản xuất nguyên liệu Nhựa chính là Polypropylen (PP) của khu lọc hóa dầu Dung Quất và Polyethylene (PE)+Polypropy len (PP) của khu công nghiệp lọc hóa dầu Nghi Sơn.
Tuy nhiên, theo tổng công suất thiết kế và sản xuất trên thực tế thì Công ty TNHH Một thành viên Lọc hóa dầu Bình Sơn kể từ khi đưa vào sản xuất cho đến hết năm 2017 thì tổng cộng công suất tối đa chỉ đạt 150.000 tấn/năm.
Khu liên hợp lọc hóa dầu Nghi Sơn theo tiến độ đến giữa năm 2019 mới đi vào hoạt động sản xuất để cung cấp sản phẩm PP cho thị trường Việt Nam nhưng sản lượng không đạt mức công suất như thiết kế là 300.000 tấn/năm.
Tương tự như vậy, Công ty TNHH Hyosung Vietnam có công suất thiết kế là 300.000 tấn/năm nhưng chỉ có 1/3 công suất sản phẩm PP là được sử dụng cho sản xuất các sản phẩm Nhựa ép (PP Injection) và 2/3 tổng cộng suất còn lại là sản phẩm chuyên dụng phục ngành dệt may.
Theo Dự tính của Hiệp hội, nhu cầu tiêu thụ hạt nhựa PP trong 5 năm tại thị trường như sau: Theo giá nhập khẩu hiện tại, nếu tăng thếu nhập khẩu lên 5% thì chi phí phát sinh mà doanh nghiệp nhựa nhập khẩu từ các nước Trung Đông, Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc… phải chi trả dự kiến trong 5 năm tới là 1.200 tỷ đồng.
Do đó, Hiệp hội cho rằng khi tăng thuế nhập khẩu, các doanh nghiệp có thể chuyển sang mua nguyên liệu PP từ các nước FTA.
Tuy nhiên, cac doanh nghiệp Việt Nam khi ấy không thể mua các nguyên liệu PP với giá như trước đây vì khi đó người bán sẽ nâng giá bán lên tương ứng với giá của các nước ngoài khu vực FTA.
Theo tính toán, chi phí phát sinh mà các nước lúc đó phải chi trả dành cho các nước trong khu vực FTA dự kiến trong 5 năm tới sẽ là 3.628 tỷ đồng.
Khi giá thành nhập khẩu nguyên liệu PP tăng, trong khi nguyên liệu PP sản xuất trong nước không đáp ứng nhu cầu, tất yếu sẽ dẫn đến là giá nguyên liệu PP phuc vụ sản xuất hàng hóa tăng, hệ quản là giá thành sản phẩm tăng, không cạnh tranh được với sản phẩm nhập khẩu từ các nước trong khu vực Đông Nam Á, Hàn Quốc, Trung Quốc và Nhật Bản.
Để có thể bán được hàng, doanh nghiệp sản xuất hàng trong nước phải giảm giá bán để cạnh tranh, doanh số bán giảm, lợi nhuận thấp dẫn đến các khoản nộp Ngân sách Nhà nước giảm.
Ngoài ra, khi xem xét về loại hình doanh nghiệp đang được đề nghị tăng mức thuết thì số vốn đầu tư chi phối quyền quyết định thuộc doanh nghiệp nước ngoài mà những đối tượng doanh nghiệp này đã được thụ hưởng hàng loạt các chính sách ưu đãi khi họ tham gia đầu tư thuế đất, thuế thu nhập doanh nghiệp… trong khi đó các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm xâm nhập thị trường của những sản phẩm Nhựa cùng loại từ các nước ký kết từ FTA có mức độ thuế suất về 0%.
Điều này vô tình tạo nên sự bất bình đẳng đang ở mức độ cao trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn ngành nhựa Việt Nam.
Từ đó, Hiệp hội khẳng định việc tăng thuế nguyên liệu PP gia đoàn này đã vô tình tăng thêm sức mạnh cho hàng ngoại trong việc chiếm lĩnh thị phần tại Việt Nam, giảm số thu ngân sách, nguy cơ doanh nghiệp nội địa sản xuất hàng hóa từ nguyên liệu PP phá sản, người lao động mất việc, an sinh xã hội bị ảnh hưởng.
“Với những lý do như trên, Hiệp hội Nhựa Việt Nam kính đề nghị Bộ Tài Chính va cơ quan chức năng xem xét: Không tăng thuế nhập khẩu nguyên liệu PP lên 5%, giữ nguyên mức thuế suất nhập khẩu nguyên liệu nhựa PP là 3% như hiện nay”, Chủ tịch Hiệp hội nhựa Việt Nam Hồ Đức Lam nhấn mạnh.