|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Doanh nghiệp đường Ấn Độ lao đao vì nỗi lo bán phá giá

07:10 | 04/04/2019
Chia sẻ
Một số nhà máy đã bán đường dưới mức giá tối thiểu gây ảnh hưởng đến chính sách hỗ trợ từ chính phủ và các doanh nghiệp khác.
Doanh nghiệp đường Ấn Độ lao đao vì nỗi lo bán phá giá  - Ảnh 1.

Ảnh: Reuters

Theo Reuters, chính phủ Ấn Độ đã yêu cầu các quan chức ngành đường kiểm soát việc các nhà máy đường có hành động bán dưới mức giá tối thiểu do chính phủ quy định.

Các nhà máy đường đang phải đối mặt với khủng hoảng tài chính vì phải mua mía từ nông dân theo mức giá quy định vào thời điểm nguồn cung tăng cao và họ bị truy thu rất nhiều trong các khoản thanh toán đó.

Họ chịu áp lực bắt buộc phải thực hiện các khoản thanh toán đó khi Thủ tướng Narendra Modi lên cầm quyền Đảng Bharatiya Janata. Nếu không làm vậy, ông Narendra sẽ mất một số lượng lớn phiếu ủng hộ từ những người nông dân trong cuộc tổng tuyển cử từ tháng 4 đến tháng 5.

Quốc gia tiêu thụ đường lớn nhất thế giới này đã đề xuất một mức giá sàn vào năm ngoái để hỗ trợ các nhà máy đường và và người nông dân. Tháng trước, Ấn Độ đã tăng giá bán tối thiểu (MSP) của đường lên 3.100 rupee/100kg (tương đương 45,01 USD/100kg) từ 2.900 rupee/100kg. Mặc dù vậy, một số nhà máy đường đã bán với giá dưới MSP, điều này ảnh hưởng đến chính sách trên .

Một số nhà máy đã bán đường dưới MSP, hoàn toàn vi phạm chỉ thị trong khi những nhà máy khác bán đường với giá MSP đã bao gồm thuế. Chính phủ có thể tiến hành điều tra các nhà máy và đưa ra các hình phạt gồm kiểm soát cổ phiếu của các nhà máy vi phạm qui tắc này.

Ấn Độ đã cung cấp nhiều gói trợ cấp khác nhau cho ngành mía đường trong năm qua nhưng các nhà máy vẫn còn nợ nông dân mía hơn 200 tỉ rupee do giá đường tinh luyện giảm xuống dưới giá thành sản xuất. Các nhà máy đường đó bao gồm Balrampur Chini Mills, Bajaj Hindusthan và Shree Renuka Sugars.

Nỗi lo về một cuộc đàn áp của chính phủ đối với các nhà máy đã khiến nhóm người thuộc Liên đoàn các công ty đường (NFCSF) gửi văn kiện cho các thành viên trong tuần này để yêu cầu tuân thủ các quy định của chính phủ.

Prakash Naiknavare, Giám đốc điều hành của NFCSF cho biết do sự khủng hoảng tài chính, một số nhà máy đã bán đường dưới mức MSP và gây áp lực lên các nhà máy khác tuân theo quy định.

Các quan chức ngành đường ở phía Tây bang Maharashtra, nơi sản xuất đường lớn thứ hai ở Ấn Độ đã triệu tập đại diện nhà máy đường vào thứ Năm (28/3) để thảo luận về việc bán đường dưới MSP.

Theo ước tính của Bộ Thương mại Ấn Độ, nước này dự kiến sẽ sản xuất hơn 32 triệu tấn đường vào năm thứ hai liên tiếp trong giai đoạn 2018 - 2019, vượt nhu cầu của địa phương khoảng 26 triệu tấn.

Các nhà máy cũng đang phải chật vật để xuất khẩu khối lượng đường dư thừa vì giá toàn cầu thấp hơn nhiều so với giá địa phương. Để khuyến khích xuất khẩu, Ấn Độ đã trợ cấp phí vận chuyển cho các nhà máy đường 1.000 - 3.000 rupee/tấn, tùy thuộc vào khoảng cách đến các cảng.

New Delhi đã đặt mục tiêu sản lượng đường xuất khẩu đạt 5 triệu tấn, nhưng sản lượng các nhà máy có thể xuất khẩu chỉ khoảng 3 triệu tấn trong năm 2018 - 2019, ông Naiknavare cho biết.

Linh Giang

[LIVE] ĐHĐCĐ Vincom Retail: Lãi 1.080 tỷ đồng trong quý I, lãnh đạo khẳng định không đổi tên khi xuất hiện cổ đông mới
Năm 2024, ban lãnh đạo Vincom Retail trình cổ đông kế hoạch kinh doanh với doanh thu thuần hoạt động sản xuất kinh doanh khoảng 9.500 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế là 4.420 tỷ đồng.