Ông Lương Hoàng Thái, đại diện Bộ Công Thương cho biết gần như đã thống nhất toàn bộ nội dung của hiệp định thương mại với Anh, chỉ còn những vấn đề rất nhỏ cần trao đổi, và hi vọng sớm đưa hiệp định đi vào hiệu lực.
Dưới tác động của dịch COVID-19, dệt may là một trong những ngành hàng chịu thiệt hại trực tiếp lớn nhất cùng với ngành du lịch, hàng không, da giày. Tình hình sản xuất, xuất khẩu ngành dệt may vẫn gặp nhiều khó khăn.
Kết quả ban đầu cho thấy, sau hơn một tháng triển khai Hiệp định EVFTA, một số doanh nghiệp xuất khẩu gạo, thủy sản, rau quả đã kí được những đơn hàng xuất khẩu vào EU theo ưu đãi của hiệp định này.
Công ty TNHH May thêu Giày An Phước thuộc sở hữu của vợ chồng bà Nguyễn Thị Điền ghi nhận doanh thu 1.834 tỉ đồng năm 2019, mức biên lợi nhuận gộp lên tới 36,2%.
Việt Nam đang khuyến khích các hãng may mặc sản xuất thiết bị bảo hộ cá nhân như khẩu trang để bù đắp cho mức sụt giảm trong xuất khẩu hàng dệt may cũng như trong vốn đầu tư nước ngoài vào chuỗi cung ứng trong nước.
Không chỉ dừng lại ở các nền kinh tế thuộc khu vực châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan và Trung Quốc mà sự dịch chuyển đầu tư vào dệt may Việt Nam còn đến từ các nước như Italy, Đức và thậm chí là của nước Nga.
Là quốc gia nhập khẩu bông lớn thứ 3 trên thế giới, Việt Nam tiêu thụ 1,5 triệu tấn bông mỗi năm, trong đó có hơn 800.000 tấn nhập từ Mỹ, chiếm 60% tổng sản lượng nhập khẩu.
Cho đến thời điểm hiện tại, tình hình đơn đặt hàng của các doanh nghiệp dệt may vẫn trong tình trạng "nhỏ giọt" trước ảnh hưởng của dịch COVID-19 khiến kết quả xuất khẩu năm nay được dự báo khó bằng được năm ngoái, mục tiêu 40 tỉ USD đặt ra trước đó khó hoàn thành.
Theo Bộ Công Thương do ảnh hưởng của dịch COVID-19, tình hình sản xuất, xuất khẩu ngành dệt may vẫn gặp nhiều khó khăn. Niềm tin tiêu dùng các mặt hàng ở Mỹ, EU và Nhật Bản chưa có nhiều tín hiệu tốt.
6 tháng đầu năm, doanh nghiệp dệt may lao đao vì đại dịch, đa phần các doanh nghiệp đều ghi nhận doanh thu và lợi nhuận giảm mạnh. Dù vẫn có những điểm sáng, nhưng bức tranh ngành nhìn chung vẫn khá ảm đạm trong những tháng còn lại của năm.
Vinatex dự báo xuất khẩu dệt may của Việt Nam 6 tháng cuối năm tiếp tục giảm khoảng từ 14-18% so với cùng kì năm trước, tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2020 vào khoảng 32,75 tỉ USD, giảm khoảng 16% so với năm 2019.
Các thị trường xuất khẩu chính của ngành dệt may đã nới lỏng chính sách giãn cách xã hội; nhu cầu tiêu dùng, mua sắm của người dân tăng dần. Nhiều doanh nghiệp đã bắt đầu xuất khẩu được hàng hóa theo các đơn hàng đã kí trước đây.
Trong kế hoạch kinh doanh năm 2020, lãnh đạo Vinatex dự kiến lãi trước thuế hợp nhất của tập đoàn sẽ đạt gần 382 tỉ đồng, giảm gần 50% so với 2019 do những tác động từ dịch COVID-19..
Năm 2024 khép lại với nhiều dấu ấn đậm nét. Nền kinh tế dần phục hồi và mở ra tiềm năng phát triển các lĩnh vực mới như công nghệ bán dẫn với sự đầu tư từ nhiều tập đoàn lớn trên thế giới.