Đại diện CBBank: Số tiền 4.500 tỷ đã được sử dụng hết nhưng chưa rõ dùng như thế nào
Xét xử Phạm Công Danh sáng 15/1: 4.500 tỷ đồng đã hạch toán vào nợ phải trả? |
Sáng 15/1, trả lời câu hỏi của luật sư về số tiền 4.500 tỷ đồng vay vốn từ Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) để tăng vốn điều lệ cho Ngân hàng Xây dựng (VNCB - nay là CBBank), đại diện CBBank cho biết toàn bộ số tiền này đã được hoà vào dòng tiền chung.
Đồng thời vị đại diện này cũng khẳng định hiện tại số tiền trên đã được sử dụng hết trước ngày 5/3/2015 còn chính xác thời điểm nào sử dụng hết thì không thể xác định được. Được biết đây là thời điểm Ngân hàng Nhà nước (NHNN) công bố quyết định chuyển đổi VNCB sang mô hình ngân hàng trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu (CBBank).
Ngân hàng Thương mại TNHH MTV Xây dựng Việt Nam (CBBank) |
Chi tiết về việc sử dụng số tiền trên tại các thời điểm trong tiền quỹ của ngân hàng, phía CBBank cho biết sẽ tính toán và đưa ra câu trả lời sau vào chiều ngày mai (16/1).
Tuy nhiên, sau đó bị cáo Phan Thành Mai - Nguyên TGĐ VNCB cho biết khi sử dụng khoản tiền gửi để trả nợ cho các ngân hàng khi các doanh nghiệp được bảo lãnh không trả được nợ chưa xin ý kiến của Tổ giám sát của NHNN. Đồng thời, khoản 4.500 tỷ đồng đã hạch toán vào nợ phải trả.
Theo đó, luật sư Trần Minh Hải (bào chữa cho bị cáo Phạm Công Danh) hỏi đại diện CBBank nghĩa vụ của CBBank đối với khoản nợ phải trả cho VNCB. Luật sư cho rằng sau khi không tăng được vốn điều lệ từ 3.000 lên 7.500 tỷ đồng, thì 4.500 tỷ không được xem là vốn điều lệ nhưng không được trả lại cho các cá nhân. Sau đó phía CBBank đã không thực hiện theo dõi số liệu tại ngân hàng.
Đại diện CBBank cho biết không có số liệu nào chứng minh là phải hoạch toán nợ phải trả đối với số tiền 4.500 tỷ đồng. Theo số liệu họ thì việc tăng vốn cũng chưa được NHNN chấp nhận. Vị đại diện CBBank nhấn mạnh 4.500 tỷ đồng không hạch toán vào nợ phải trả.
"Tại thời điểm bị mua 0 đồng thì NHNN xác định là VNCB có vốn điều lệ âm" - đại diện CBBank nói.