Nắm được giờ làm việc của Ngân hàng Xây Dựng giúp cho khách hàng chủ động sắp xếp cũng như tiết kiệm thời gian khi đến giao dịch tại chi nhánh/phòng giao dịch.
Báo cáo của Chính phủ cho biết đã có phương án xử lý tái cơ cấu đối với Ngân hàng Xây dựng và Ngân hàng Đại dương trong khi đó hai ngân hàng là Vietcombank và MB đã sẵn sàng cho việc nhận chuyển giao bắt buộc.
Chứng khoán VCBS cho biết VietinBank đang có kế hoạch thoái vốn tại ba công ty con và có thể sẽ thực hiện mua lại các ngân hàng đang cần tái cấu trúc, bao gồm GPBank và Ocean Bank.
Ngân hàng Xây Dựng (CBBank) có giờ làm việc được thống nhất trên toàn hệ thống ngân hàng kéo dài từ thứ Hai đến thứ Sáu hàng tuần và không bao gồm thứ Bảy, Chủ nhật và các ngày nghỉ lễ, Tết.
Cục Thi hành án dân sự TP HCM yêu cầu Ngân hàng Xây dựng (CBBank) giao trả giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và các hồ sơ liên quan đến tài sản là 69.580,4 m2 tại xã Tân Túc, Bình Chánh cho Bất động sản Phú Mỹ theo đúng quy định.
Tập đoàn tài chính Nhật Bản này cho biết muốn được tham gia cơ cấu lại Ngân hàng Xây dựng (CBBank), một trong ba ngân hàng được mua lại 0 đồng của Ngân hàng Nhà nước.
Sau hơn một tuần nghị án, hôm nay (25/12), TAND TP HCM cấp cao sẽ tiến hành tuyên án thẩm vụ án Phạm Công Danh giai đoạn 2 xảy ra tại Ngân hàng Xây dựng (VNCB, nay là CBBank).
Luật sư bảo vệ quyền lợi của BIDV cho rằng, việc thu hồi này không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của BIDV mà còn kéo theo rất rất nhiều những hệ lụy đối với các giao dịch liên quan đến khách hàng vay và tài sản bảo đảm sau khi đã được giải chấp.
Theo bị cáo Phạm Công Danh, Phan Thành Mai và các luật sư bào chữa, CBBank không được phép thụ hưởng số tiền 4.500 tỉ đồng góp vốn, trừ trường hợp đủ căn cứ chứng minh là các bị cáo đã dùng số tiền này cho cá nhân.
Viện kiểm sát thấy rằng mặc dù ông Phạm Công Danh chuyển 4.500 tỉ đồng vào VNCB (nay là CBBank) để tăng vốn điều lệ nhưng nguồn gốc là bất hợp pháp, chưa được NHNN chấp nhận tăng vốn điều lệ cũng như hạch toán nợ phải trả. Do đó kháng cáo không trả 4.500 tỉ đồng của CBBank là đúng quy định.
Hội đồng xét xử không chấp nhận kháng cáo của bị cáo và các bên có nghĩa vụ liên quan và quyết định giữ nguyên bản án sơ thẩm. Trong đó, bà Hứa Thị Phấn y án 30 năm tù, đền bù thiệt hại hơn 16.700 tỉ đồng; bà Ngô Thị Ngân phải bồi thường 208 tỉ đồng.
Hội đồng xét xử (HĐXX) cho biết, theo kế hoạch vụ xét xử phúc thẩm Ngân hàng Đại Tín diễn ra từ 22 - 31/10, nhưng do tính chất phức tạp của vụ án, cần nhiều thời gian để xem xét nên tòa sẽ tiến hành nghị án vào thứ 6, ngày 2/11.
Các chứng từ cho vay mà CBBank cho rằng Phương Trang nợ 9.400 tỉ đồng theo hồ sơ tín dụng thực chất chỉ là phục vụ cho việc chiếm đoạt của bà Phấn”, đại diện Phương Trang giải thích.
Theo Thống đốc NHNN, với ngân hàng bình thường, nếu vẫn có sự rút tiền hàng loạt, đều được đưa vào quá trình can thiệp sớm. Nếu chờ đến lúc tổ chức tín dụng bị kiểm soát đặc biệt (là giai đoạn rất khó khăn) mới thực hiện các giải pháp hỗ trợ thì khó có thể để đảm bảo an toàn hoạt động của hệ thống ngân hàng.