Cuộc đua giành 650 triệu tài khoản ngân hàng ảo tại Việt Nam và các nước khu vực Đông Nam Á
Mặc dù thanh toán kĩ thuật số đang dần phổ biến, ngân hàng ảo vẫn là một khái niệm mới mẻ với 650 triệu người dân Đông Nam Á. (Ảnh: Bloomberg)
Mặc dù thanh toán kĩ thuật số đang dần phổ biến, ngân hàng ảo vẫn là một khái niệm mới mẻ với 650 triệu người dân Đông Nam Á. (Ảnh: Bloomberg)
Châu Á trở thành chiến trường của cho các gã khổng lồ công nghệ
Theo Bloomberg, những gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc đã nâng cấp hệ thống thanh toán của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, hứa hẹn sẽ làm rung chuyển lĩnh vực ngân hàng tiêu dùng. Tuy nhiên, với phần còn lại của châu Á thì điều này không dễ.
Châu Á đang nhanh chóng trở thành "chiến trường" tiếp theo cho Ant Financial của Alibaba Group và WeChat Pay của Tencent Holdings, sau khi hai ứng dụng này được cấp phép thành lập ngân hàng chỉ phục vụ trực tuyến tại Hong Kong đầu tháng này.
Môi trường pháp lí cởi mở ở Singapore đưa nước này trở thành một điểm đến lí tưởng tại Đông Nam Á.
Qui mô lớn của thị trường Đông Nam Á có thể giúp các công ty công nghệ nước ngoài dễ dàng giành một số thị phần. Đại đa số trong hơn 650 triệu dân sở hữu điện thoại thông minh, quen thuộc với các ứng dụng đặt xe như Go-Jek và Grab.
Ngân hàng truyền thống vẫn là đối thủ đáng gờm với ngân hàng ảo
Cùng lúc đó, các chi nhánh ngân hàng hoạt động kém hiệu quả, lãi suất thấp và dịch vụ tư vấn kém chuyên nghiệp đang khiến khách hàng dẹp bỏ lo ngại về quyền riêng tư. Theo một khảo sát năm 2017 của McKinsey, 62% người dân ở các nước đang phát triển tại châu Á không ngại chia sẻ dữ liệu cá nhân để nhận được sản phẩm ưu đãi, so với chỉ 23% ở các quốc gia châu Á giàu có hơn.
Nguồn: Bloomberg
Tuy nhiên, các ngân hàng cho vay truyền thống vẫn là đối thủ cạnh tranh đáng gờm. Chẳng hạn, Hong Kong dù đã cấp phép cho 8 ngân hàng ảo, ba trong số này của các ngân hàng cho vay gồm Standard Chartered, BOC Hong Kong và Ngân hàng Công Thương Trung Quốc. Ngân hàng HSBC chiếm gần 30% tiền gửi của Hong Kong, thậm chí còn chưa nộp đơn xin giấy phép.
Có thể vì một số lý do mà HSBC thờ ơ với việc này. Theo Citigroup, tộng qui mô bảng cân đối kế toán của các ngân hàng ảo tại Hong Kong khoảng 150 tỉ đô la Hong Kong (tương đương 19 tỉ USD), bằng với ngân hàng nhỏ thứ ba của Hong Kong là Dah Sing Banking.
Mặc dù việc gia tăng lượng người tiêu dùng bán lẻ là một chuyện, việc thuyết phục họ rót số tiền lớn vào ngân hàng ảo lại là chuyện khác. Không có ngân hàng tên tuổi đứng sau lưng, những "tay chơi" mới gia nhập ngành sẽ phải đối mặt với bài toán niềm tin.
Doanh nghiệp vừa và nhỏ gặp rào cản pháp lí khi mở tài khoản ảo
Các ngân hàng ảo cũng sẽ không được miễn trừ các qui trình kiểm tra khách hàng phức tạp, điều này có thể cản trở nỗ lực tham gia của các doanh nghiệp vừa và nhỏ vốn nhiều tiền mặt.
Một salon làm tóc, từng mất nhiều thời gian thuyết phục HSBC rằng họ không rửa tiền, sẽ miễn cưỡng thực hiện lại qui trình này.
Mặc dù một cá nhân có thể mở tài khoản ảo chỉ trong 1 - 2 giờ, các doanh nghiệp vừa và nhỏ nhiều khả năng mất thời gian hơn bởi những rào cản pháp lí khó khăn. Theo đó, các ngân hàng ảo cũng không thể hoàn thành qui trình kiểm tra khách hàng nhanh hơn con số trung bình 38 ngày mà một ngân hàng truyền thống ở Hong Kong đang tuân thủ.
Nguồn: Bloomberg
Ngân hàng ảo có thể bị giảm lợi thế về chi phí
Một vấn đề khác là lợi thế về chi phí của các ngân hàng ảo có thể thấp hơn dự đoán. Ngân hàng ảo có thể tiết kiệm tiền bằng việc không mở chi nhánh, nhưng Hong Kong đang đặt ra các yêu cầu về vốn đối với ngân hàng chỉ hoạt động trực tuyến, tương tự như đối thủ truyền thống của họ. Đây là điều mà Singapore nhiều khả năng sẽ áp dụng.
Tiếp theo là vấn đề thanh khoản. DBS Group (có trụ sở tại Singapore), đã thành lập một ngân hàng kĩ thuật số chỉ dành cho thiết bị di động ở Ấn Độ vào năm 2016, tuyên bố sẽ nhắm đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ bằng cách cho vay dựa trên dữ liệu.
Chưa rõ liệu ngân hàng ảo trên có thể huy động đủ tiền gửi từ khách hàng chỉ hoạt động trực tuyến hay không. Bên cạnh Trung Quốc và Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Myanmar, Philippines, Thái Lan và Việt Nam, 46% người tiêu dùng đã thẳng thừng từ chối chuyển bất kì khoản tiền nào từ tài khoản sang ngân hàng không có chi nhánh, theo khảo sát năm 2017 của McKinsey.
Ngân hàng truyền thống có thể hợp tác với công ty khởi nghiệp để "đấu" lại ngân hàng ảo
Điều này không có nghĩa là các ngân hàng truyền thống nên tự mãn. Nhiều công ty khởi nghiệp được chống lưng bởi những gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc giàu tài nguyên, có thể cho phép họ tăng qui mô nhanh chóng.
Các ngân hàng truyền thống có thể tận dụng điều này bằng cách liên minh với doanh nghiệp khởi nghiệp. Chẳng hạn, bằng cách tận dụng công nghệ của đối tác Trung Quốc như ZhongAn Online P&C Insurance, Grab (được Tencent tài trợ) đã sử dụng ứng dụng đặt xe tại Singapore như một nền tảng để các công ty bảo hiểm bán hàng mà không cần thông qua đại lí hay môi giới.
Khoảng 60% thẻ tín dụng tiêu dùng của Citigroup tại châu Á hiện được thanh toán thông qua AliPay, theo Citigroup. Paytm, dịch vụ thanh toán kĩ thuật số phổ biến nhất tại Ấn Độ, gần đây cũng đã phát hành thẻ tín dụng chung với Citi.
Cuối cùng, các ngân hàng lớn thậm chí có thể xem xét đến việc nhường những khách hàng lẻ cho các đối thủ công nghệ. Thay vào đó, "tiền thật" của ngành ngân hàng nằm ở những tập đoàn đa quốc gia lớn.