|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

COVID-19 để lại vết sẹo sâu cho kinh tế toàn cầu ngay cả sau khi phục hồi

16:51 | 19/04/2021
Chia sẻ
Cũng giống như một số bệnh nhân khỏi COVID-19 vẫn phải chịu các di chứng kéo dài, kinh tế toàn cầu sẽ gặp tình trạng tương tự khi quá trình hồi phục hình chữ V qua đi.

Theo Bloomberg, dù khoản hỗ trợ trị giá 26.000 tỷ USD được các nước tung ra và việc phát triển vắc xin COVID-19 góp phần đẩy nhanh đà phục hồi nền kinh tế kinh tế, nhưng những hệ quả của việc gián đoạn giáo dục, mất việc làm, khối nợ tăng cao và gia tăng bất bình đẳng sẽ để lại những vết sẹo lâu dài, hầu hết ở các quốc gia thuộc nhóm nghèo nhất.

"Sau một năm đầy ám ảnh, chúng ta rất dễ cảm thấy nhẹ nhõm vì mọi thứ đã trở lại đúng hướng. Vellore Arthi từ Đại học California cho biết, "Nhưng rất nhiều tác động có thể kéo dài hàng thập kỷ và không dễ giải quyết".

Điều gì chờ đợi kinh tế thế giới sau khi  - Ảnh 1.

IMF dự báo tăng trưởng kinh tế các khu vực. (Nguồn: IMF).

Năm ngoái, GDP toàn cầu ghi nhận mức sụt giảm lớn nhất kể từ Đại suy thoái thập niên 30. Tổ chức Lao động Quốc tế ước tính mức này tương đương 255 triệu lao động toàn thời gian mất việc làm. Các nhà nghiên cứu tại Pew Research cho rằng số người thuộc tầng lớp trung lưu toàn cầu đã giảm lần đầu tiên kể từ những năm 1990.

Tuy nhiên những tác động sẽ không đồng đều. Oxford Economics tiến hành nghiên cứu trên 162 quốc gia với 31 tiêu chí đã cho thấy Philippines, Peru, Colombia và Tây Ban là những nền kinh tế dễ bị tổn thương lâu dài nhất. Australia, Nhật Bản, Na Uy, Đức và Thụy Sĩ được cho là những nước có vị thế tốt nhất.

Carmen Reinhart, kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới nhận định: "Quay trở lại chuẩn mực tiền COVID-19 sẽ mất nhiều thời gian".

Điều gì chờ đợi kinh tế thế giới sau khi  - Ảnh 2.

Năm ngoái, GDP toàn cầu ghi nhận mức sụt giảm lớn nhất kể từ Đại suy thoái thập niên 30. (Ảnh: Reuters).

Không phải mọi quốc gia sẽ chịu tác động như nhau. Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF nhận thấy các nền kinh tế tiên tiến ít bị ảnh hưởng bởi COVID-19 trong năm nay và các năm tới, trong khi đó các nước thu nhập thấp và các thị trường mới nổi chịu ảnh hưởng nặng nề hơn. Điều này ngược với năm 2009, khi các nước giàu gánh tác động lớn hơn.

GDP năm tới của Mỹ được dự báo thậm chí còn cao hơn thời điểm trước COVID-19, chủ yếu nhờ hàng nghìn tỷ USD kích thích. IMF cũng dự đoán nền kinh tế số một thế giới ít phải chịu hệ quả từ đại dịch.

Trong báo cáo tháng 1, Ngân hàng Thế giới đã cảnh báo về "một thập kỷ tăng trưởng toàn cầu thất vọng" nếu không có các biện pháp khắc phục. Tổ chức này ước GDP toàn cầu năm 2025 sẽ vẫn thấp hơn 5% so với trước đại dịch và tốc độ tăng trưởng sẽ xuống dưới 2% trong thập kỷ tới.

Giới chuyên gia cho rằng "thập kỷ mất mát" sẽ không diễn ra nếu các chính sách đúng đắn được thực hiện, đặc biệt trong việc đào tạo lại lao động và hỗ trợ những người chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ cuộc khủng hoảng. Một trong số các biện pháp là chính sách tạo động lực cho doanh nghiệp đổi mới và đầu tư, đặc biệt là trong lĩnh vực biến đổi khí hậu. Các ngân hàng trung ương và hầu hết chính phủ các nước đã báo hiệu sẽ tiếp tục duy trì các biện pháp kích thích kinh tế.

Theo kinh tế trưởng tại Citigroup – bà Catherine Mann nhóm chính sách phù hợp có thể giúp thúc đẩy đà hồi phục hoàn toàn. "Sự đổi mới sẽ hỗ trợ tăng năng suất và đầu tư mới sẽ nâng cao chuẩn mực sống", bà nói, "Chiến lược nằm ở việc giữ chân và đào tạo lao động nhằm tận dụng cơ hội năng suất lao động tăng cao".

Điều gì chờ đợi sau khi đà phục hồi qua đi?

Điều gì chờ đợi kinh tế thế giới sau khi  - Ảnh 3.

Người đeo khẩu trang đi bộ qua tiệm giặt là đã đóng cửa ở Manhattan, Mỹ. (Ảnh: Bloomberg).

Các quốc gia nhanh chóng kiểm soát được đại dịch đang đưa ra cảnh báo về con đường không bằng phẳng phía trước. Sau khi đạt được sự phục hồi ban đầu theo hình chữ V, nền kinh tế New Zealand đã suy thoái trong 3 tháng cuối năm 2020 do thiếu vắng du khách nước ngoài. Theo đánh giá của Bloomberg, quốc gia này hiện đối mặt với viễn cảnh suy thoái kép.

Còn ở Trung Quốc, nơi đại dịch đã được kiểm soát gần một năm qua, tiêu dùng vẫn không mấy tươi sáng.

"Có một sự không chắc chắn về mức độ thay đổi hành vi tiêu dùng sau đại dịch", Adam Posen, Chủ tịch Viện Kinh tế Quốc tế Peterson cho biết, "Nếu mọi người quay lại ăn ngoài, du lịch, tập gym như xưa, rất nhiều ngành sẽ hồi sinh. Nhưng cũng có khả năng hành vi này thay đổi, khiến càng nhiều người lâm vào cảnh thất nghiệp.

Theo WB, lịch sử cho thấy 5 năm sau suy thoái tại một quốc gia, dự báo tăng trưởng dài hạn thường thấp hơn 1,5% so với kịch bản không suy thoái.

Những thay đổi dài hạn

Cuộc khủng hoảng đã thúc đẩy việc sử dụng robot trong cả sản xuất và dịch vụ, do người lao động và khách hàng cần được bảo vệ khỏi đại dịch. Dù việc này mang theo hy vọng tăng năng suất, nó lại đe dọa đến hàng triệu việc làm.

Theo McKinsey & Co., đến năm 2030, hơn 100 triệu người tại 8 nền kinh tế lớn nhất thế giới có thể phải đổi nghề. Những người có nhiều khả năng bị thiếu hụt kỹ năng nhất là tầng lớp trình độ giáo dục thấp, phụ nữ, dân tộc thiểu số và người trẻ. Những người càng thất nghiệp lâu, kỹ năng của họ ngày càng kém đi.

COVID-19 để lại vết sẹo sâu cho kinh tế toàn cầu ngay cả sau khi phục hồi - Ảnh 4.

(Ảnh: Bloomberg).

Eric Robertsen, trưởng bộ phận nghiên cứu toàn cầu của Standard Chartered Plc, cho biết: "Rất nhiều công việc sẽ biến mất vĩnh viễn. Các công việc thu nhập thấp ở những công ty hay lĩnh vực nhỏ sẽ không còn nữa do các công ty đã phá sản hoặc các lĩnh vực này không còn. Nhiều công ty thích ứng tốt hơn sẽ lấp đầy khoảng trống nhưng với ít nhân lực hơn".

Ngay cả khi các công việc này không biến mất, các mô hình làm việc đã thay đổi. Hiện vẫn có tranh luận rằng những thay đổi đó sẽ tác động đến mức lưng như thế nào.

Những ảnh hưởng dài hạn cũng sẽ thể hiện ở nguồn nhân lực, khi đại dịch khiến học sinh và sinh viên không thể đến trường suốt cả năm ở một số quốc gia.

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) năm ngoái tính toán việc học sinh không thể đến trường trong một phần ba năm học có thể kìm hãm GDP cả nước suốt những năm còn lại của thế kỷ. OECD còn cảnh báo học sinh lớp 1-12 có thể nhận thu nhập thấp hơn 3% trong suốt cuộc đời. Nhóm chịu tác động mạnh nhất là người nghèo và thiểu số.

Theo Viện Tài chính Quốc tế, sự phục hồi hoàn toàn sẽ phức tạp thêm bởi khối nợ tăng thêm 24.000 tỷ USD năm 2020, nâng tổng số nợ toàn cầu lên mức cao nhất mọi thời đại là 281.000 tỷ USD.

Mark Zandi, nhà kinh tế trưởng của Moody's Analytics nhận định ngay cả khi không có khủng hoảng nợ, một khi lãi suất bắt đầu tăng, các nước và các doanh nghiệp sẽ phải chịu sức ép lớn.

Anh Đào

Thủ tướng yêu cầu tiết kiệm chi để đầu tư phát triển
Các bộ ngành, địa phương phải nâng kỷ cương ngân sách, triệt để tiết kiệm chi, nhất là chi thường xuyên để dành nguồn cho đầu tư phát triển, an sinh, theo Thủ tướng.