|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

Công viên nước Hồ Tây “rục rịch” chào sàn UPCoM

20:17 | 10/09/2016
Chia sẻ
Ngày 23/9, Haseco sẽ chốt danh sách cổ đông để lập sổ đăng ký người sở hữu chứng khoán phục vụ cho việc nộp hồ sơ đăng ký giao dịch chứng khoán tại sàn UPCoM với mã HES.
cong vien nuoc ho tay ruc rich chao san upcom

CTCP Dịch vụ Giải trí Hà Nội (Haseco) vừa gửi công văn tới Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam về ngày chốt danh sách cổ đông để lập sổ đăng ký người sở hữu chứng khoán phục vụ cho việc nộp hồ sơ đăng ký giao dịch chứng khoán tại sàn UPCoM. Ngày chốt danh sách cổ đông vào ngày 23/9/2016. Theo đó, kể từ ngày 22/9, TTLKCK sẽ ngừng nhận hồ sơ chuyển quyền sở hữu chứng khoán của Haseco.

HES được lựa chọn là mã chứng khoán của doanh nghiệp này khi đăng ký giao dịch trên sàn UPCoM.

Thành lập năm 1998, sau đó hai năm, Haseco chính thức khai trương Công viên nước Hồ Tây, khi đó được ghi nhận là Công viên Nước đầu tiên với quy mô lớn và hiện đại nhất miền Bắc. Được biết, cổ đông lớn nhất của Haseco tính đến cuối năm 2015 là Tổng công ty Du lịch Hà Nội (Hanoi Tourist) với tỷ lệ sở hữu 46%. Ngoài ta, Haseco còn nhiều cổ đông tổ chức khác như Tập đoàn Bảo Việt (BVH), Cty TNHH Trí Thành, CTCP Đầu tư phát triển & Xây dựng Thành Đô,…

cong vien nuoc ho tay ruc rich chao san upcom

Tính đến tháng 6/2016, Haseco có 427 cổ đông

Tính đến cuối năm 2015, Haseco có quy mô vốn điều lệ 100 tỷ đồng, quy mô tổng tài sản 130,45 tỷ đồng. Sự cạnh tranh ngày càng lớn của các khu vui chơi giải trí mới khiến Công viên nước Hồ Tây gặp nhiều khó khăn trong hoạt động kinh doanh. Lợi nhuận năm 2015 của Công viên này đã sụt giảm hơn một nửa trong năm vừa rồi, xuống còn 5,06 tỷ đồng. EPS cả năm 2016 đạt vỏn vẹn 544 đồng/cp. Kết quả kinh doanh giảm sút khiến Haseco quyết định chi trả cổ tức năm 2015 với tỷ lệ 5%.

Mức cổ tức trên là rất khiêm tốn nếu so sánh với một “người anh” trong ngành - Công viên nước Đầm Sen tại Thành phố Hồ Chí Minh. Công ty Cổ phần Công viên nước Đầm Sen (DSN) liên tục các năm gần đây đều chi trả cổ tức từ 60-65%/năm. Tuy nhiên, so sánh trên là khá khập khiễng bởi Công viên nước Đầm Sen có quy mô 50 ha, tổ chức các hoạt động vui chơi sinh thái, văn hóa, giải trí cả trên cạn lẫn dưới nước. Trong khi đó, Công viên nước Hồ Tây chủ yếu phục vụ các khách vui chơi các trò chơi dưới nước, ít các trò chơi cảm giác mạnh.

Với đặc tính mùa vụ, thời gian mang về doanh thu nhiều nhất cho Haseco là ba tháng mùa hè từ tháng 6 tới tháng 8. Chính phía Haseco phải thừa nhận ba tháng cao điểm nhất trong năm bị sụt giảm mạnh doanh số sẽ có ảnh hưởng rất nhiều đến kế hoạch kinh doanh của Haseco và tạo ra áp lực rất lớn đối với các tháng còn lại. Một số khách hàng truyền thống của Công viên nước Hồ Tây với lượng khách lên tới 10.000 người, doanh thu 5 tỷ đồng trong năm vừa rồi còn thông báo chuyển địa điểm tổ chức sang các nơi khác do đã nhiều năm tổ chức sự kiện tại đây.

Đầu tháng 6/2016 vừa qua, Haseco đã tổ chức ĐHĐCĐ bất thường trình và được cổ đông thông qua việc bổ nhiệm bà Nguyễn Thị Vân là người đại diện theo pháp luật của Haseco. Trước đó, bà Vân từ Hanoi Tourist đã được bầu làm Tổng Giám đốc Haseco. Bà Trần Thị Bạch Yến đảm nhận vị trí Chủ tịch HĐQT thay vì kiêm nhiệm cả hai vị trí như trước đó. Đồng thời, Haseco cũng được cổ đông thông qua bổ sung một loạt ngành nghề kinh doanh mới như bán lẻ, vận tải hành khách đường bộ, chiếu phim, điều hành tour du lịch, kinh doanh dịch vụ phục vụ hôn lễ, kinh doanh bất động sản,….

Với quỹ đất 8ha nằm tại vị trí ven Hồ Tây, việc kinh doanh phụ thuộc vào ba tháng cao điểm có lẽ vẫn chưa khai thác đủ hiệu quả đối với Công viên nước Hồ Tây và. Được biết, các năm gần đây, Haseco đã mở thêm mảng kinh doanh mới Trung tâm du lịch với thương hiệu Haseco Travel. Tại lĩnh vực này, Haseco xác định thị trường mục tiêu là Nga và đang mở rộng sang Nhật Bản, châu Âu đối với mảng tour quốc tế. Còn tour nội địa, phân khúc khách hàng khu công nghiệp với chùm tour giá rẻ nhưng số lượng lớn được Haseco hướng tới. Tuy nhiên, đối với mảng kinh doanh này, Haseco cũng cho biết tỷ suất lợi nhuận khá thấp.

Theo Ngọc Linh

NDH

Yagi là cơn bão mạnh nhất trong 30 năm qua, Hà Nội gió mạnh nhất từ khoảng 19h ngày 7/9 đến 1h ngày 8/9
Ông Hoàng Phúc Lâm, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, cho biết Hải Phòng – Quảng Ninh gió mạnh nhất còn kéo dài đến khoảng 19h ngày 7/9, sau giảm nhanh; Thái Bình – Nam Định gió mạnh nhất từ khoảng 16-22h; Đồng bằng Bắc Bộ (trong đó có thủ đô Hà Nội) gió mạnh nhất từ khoảng 19h ngày 7/9 đến 1h ngày 8/9.