|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Công ty mẹ Uniqlo lãi đậm trong dịch

10:41 | 16/10/2021
Chia sẻ
Ông chủ sở hữu thương hiệu Uniqlo ghi nhận khoản lợi ròng cao kỷ lục, bất chấp ảnh hưởng từ dịch bệnh.
Công ty mẹ Uniqlo lãi đậm trong dịch - Ảnh 1.

Bên trong một cửa hàng Uniqlo tại Hà Nội. (Ảnh: Chí Dũng).

Theo tờ Nikkei Asia, công ty mẹ của Uniqlo, Fast Retailing đã công bố lợi nhuận ròng cao kỷ lục lên tới 169 tỷ yên (1,4 tỷ USD) cho năm tài chính kết thúc vào tháng 8, tăng 88% so với năm ngoái.

Doanh thu hợp nhất của tập đoàn tăng 6%, lên 2,1 nghìn tỷ yên (18 tỷ USD) so với 2020. Trước đó, chuyên gia về thời trang ước tính rằng lợi nhuận ròng của họ sẽ đạt mức cao nhất mọi thời đại là 165 tỷ yên trong năm nay, dựa trên kịch bản đại dịch COVID-19 sẽ lắng xuống. Bất chấp sự bùng phát trở lại của các ca nhiễm ở một số vùng do biến thể delta lây lan nhanh, Fast Retailing vẫn cố gắng đạt được mục tiêu đó. 

Do ảnh hưởng bởi đại dịch, một số cửa hàng của Uniqlo ở Nhật Bản đã phải giảm giờ làm việc do chính quyền liên tục ban bố tình trạng khẩn cấp. Tại một số quốc gia Đông Nam Á như Indonesia và Việt Nam, tập đoàn này đã phải tạm dừng hoạt động một số cửa hàng do sự lan rộng của biến thể delta.

Trong khi đó, công ty mẹ của Muji, Ryohin Keikaku dự kiến lợi nhuận sẽ đạt mức kỷ lục trong năm tài chính này nhờ việc tung ra thành công các mặt hàng thực phẩm phục vụ phong cách sống mà hãng hướng tới. 

Bất chấp đại dịch, công ty mẹ của Uniqlo vẫn lãi đậm, đối thủ Muji ghi nhận doanh thu kỷ lục nhờ chiến lược đúng đắn - Ảnh 1.

Muji đạt doanh thu kỷ lục nhờ chiến lược mang những mặt hàng phục vụ nhu cầu sống cơ bản lên các kệ hàng. (Ảnh: Nikkei Asia).

Lợi nhuận của công ty dự kiến sẽ tăng 6% lên 45 tỷ yên (396 triệu USD) trong năm tài chính kết thúc vào tháng 8/2022. Nhà bán lẻ Nhật Bản đã dành nhiều không gian bán hàng hơn cho những sản phẩm snack (đồ ăn nhẹ) và thực phẩm đóng gói, điều này đã dẫn đến sự gia tăng lưu lượng khách hàng tại các cửa hàng ở Nhật Bản. Đồ dùng nhà bếp, khăn tắm và các vật dụng hàng ngày khác cũng đang bán rất chạy tại Muji.

Ông Nobuo Domae, Chủ tịch mới của Ryohin Keikaku cho biết: "Sự ủng hộ ngày càng tăng đối với việc mở rộng các sản phẩm duy trì những nhu cầu cơ bản của cuộc sống. Doanh thu hoạt động được dự báo sẽ tăng 6% lên 480 tỷ yên trong năm tài chính này và được củng cố bởi mức tăng trưởng 8% của mảng kinh doanh trong nước lên 322 tỷ yên. Doanh số bán thực phẩm tăng 60% trong năm tài chính 2021. Muji sẽ mở rộng dòng sản phẩm thực phẩm đông lạnh cũng như rau tươi."

Doanh thu hoạt động của Ryohin Keikaku chủ yếu tập trung vào Trung Quốc, nơi dự kiến sẽ tăng cao hơn lên 126 tỷ yên trong năm tài chính hiện tại. Trung Quốc có 299 cửa hàng vào cuối tháng 8, chiếm 30% tổng số cửa hàng toàn cầu của Muji. Tuy nhiên, thị trường này đang đối mặt với những lo ngại về niềm tin kinh doanh ngày càng giảm sút. 

Theo ông Domae, các lệnh hạn chế đi lại và tác động của dịch bệnh vẫn tồn tại. "Vì vậy chúng tôi đang có quan điểm thận trọng. Nhu cầu tiềm ẩn ở Trung Quốc vẫn mạnh. Muji sẽ tiếp tục tung ra các mặt hàng nhà bếp và các sản phẩm phong cách sống khác nhằm thu hút khách hàng mới.

Mặc dù quần áo chiếm khoảng 37% tổng doanh thu, nhưng các mặt hàng hàng ngày, đồ lặt vặt, thực phẩm và các thiết bị sinh hoạt hàng ngày khác chiếm một phần lớn hơn trong doanh thu", ông Domae nói.

Trong khi đó, Ryohin Keikaku vẫn phải đối mặt với thách thức trong việc tái thiết hoạt động ở châu Âu và châu Mỹ. Mảng này ghi nhận khoản lỗ hoạt động 2,1 tỷ yên trong năm tài chính 2021, với khoản lỗ 600 triệu yên dự kiến cho năm tài chính này.

Với quy mô nhỏ của nhiều cửa hàng Muji ở Châu Âu, doanh thu không đủ để hấp thụ chi phí nhập khẩu. Rất có thể, những cửa hàng kinh doanh không hiệu quả tại hai thị trường này sẽ buộc phải đóng cửa.

Ryohin Keikaku đã ghi nhận lợi nhuận ròng kỷ lục 33,9 tỷ yên trong năm tài chính 2021 một phần nhờ vào thu nhập ngoại hối đáng kể do đồng yên yếu. Công ty cũng ghi nhận khoản lãi bất thường 3,1 tỷ yên do được miễn giảm chi phí cho thuê ở Mỹ. Để thích nghi với môi trường kinh doanh mới, hãng đã tối ưu chi phí bằng cách cắt giảm các chiết khấu lên hàng hóa, kiểm soát hàng tồn kho hàng tuần.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Thùy Trang

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.