|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Cổ phiếu tâm điểm ngày 31/3: NLG, DBC, VHC

20:41 | 30/03/2020
Chia sẻ
Nhận định về một số cổ phiếu tâm điểm được các công ty chứng khoán đưa ra gồm NLG, DBC, VHC.

DBC - Hồi phục 

CTCP Chứng khoán Ngân hàng BIDV (BSC)

Điểm nhấn thuật: 

- Xu hướng hiện tại: Giảm giá. 

- Chỉ báo xu hướng MACD: đường MACD nằm trên đường tín hiệu. 

- Chỉ báo RSI: Vượt lên trên giá trị 50. 

- Đường MA: EMA12 nằm dưới EMA26.

Phân tích:

DBC đã ở trong trạng thái giảm giá từ đầu năm đến nay với xuất phát điểm là khu vực xung quanh 25. Thanh khoản cổ phiếu những phiên gần đây vẫn đang có giá trị khá tốt và ổn định. Phiên hôm nay, DBC đã có mức tăng kịch trần để xác lập trạng thái hồi phục ngắn hạn, và là một trong số ít cổ phiếu đi ngược lại thị trường. 

Các chỉ báo thuật đang chưa có được sự đồng nhất về trạng thái nhưng cũng dần chuyển sang trạng thái tích cực. Chỉ báo RSI vừa vượt lên trên giá trị 50 đồng thời đường MACD cũng đang duy trì ở trên đường tín hiệu nên đó có thể là dấu hiệu khởi đầu cho một giai đoạn tươi sáng hơn của cổ phiếu. 

Cổ phiếu DBC có thể tiếp cận ngưỡng 20,5 trong thời gian tới sau đó tiềm năng đi ngang tích lũy để tìm thêm động lực cho quá trình tăng giá được vững vàng hơn.

Cổ phiếu tâm điểm ngày 31/3: NLG, DBC, VHC - Ảnh 1.

Đồ thị kĩ thuật cổ phiếu DBC

NLG - Tích cực 

CTCP Chứng khoán Ngân hàng BIDV (BSC)

Phân tích:

NLG là một trong những cổ phiếu midcap đang hồi phục ngắn hạn sau giai đoạn giảm điểm từ cuối 2019. NLG đã xác lập hỗ trợ khá vững quanh ngưỡng 18. Thanh khoản tăng mạnh trong những phiên gần đây, đồng thuận cùng vận động tăng của NLG. 

RSI thoát khỏi vùng quá bán, trong khi MACD chuẩn bị cắt lên trên đường tín hiệu, báo hiệu vận động tăng trong ngắn hạn. Ngưỡng kháng cự của cổ phiếu quanh 22. 

Cổ phiếu tâm điểm ngày 31/3: NLG, DBC, VHC - Ảnh 2.

Đồ thị kĩ thuật cổ phiếu

VHC - Hoạt động kinh doanh suy giảm trong ngắn hạn do dịch Covid-19

CTCP Chứng khoán Rồng Việt (VDS)

Năm 2019, giá bán điều chỉnh giảm sâu và xuất khẩu yếu vào thị trường Mỹ đã kéo giảm đáng kể doanh thu và lợi nhuận của công ty. Vĩnh Hoàn ghi nhận doanh thu thuần và lợi nhuận trước thuế lần lượt đạt 7.867 tỉ đồng và 1.309 tỉ đồng, với mức giảm tương ứng 15,1% và 22,4% so với cùng kì. 

Điều chỉnh cho các doanh thu và chi phí tài chính bất thường từ các hoạt động thoái vốn trong năm 2018 và 2019, LNTT từ hoạt động cốt lõi năm 2019 đạt 1.188 tỉ đồng, giảm 32,4%.

Dịch Covid-19 khiến giá bán và sản lượng tiêu thụ giảm trong khi giá nguyên liệu mua ngoài tăng trong nửa cuối năm làm giảm biên lợi nhuận. Vĩnh Hoàn có thể đẩy mạnh bán hàng vào nhiều thị trường khác, đặc biệt là Trung Quốc nhằm bù đắp cho thị trường Mỹ và EU đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19. Do giá bán tại Trung Quốc thấp hơn, biên lãi gộp sẽ chịu áp lực giảm.

Tăng trưởng sản lượng cá tra xuất khẩu đạt 4,3% và giá xuất khẩu giảm 6,4% so cùng kì, với giả định Covid-19 sẽ được ngăn chặn trong tháng 6/2020 và các hoạt động giao thương hàng hóa sẽ bình thường trở lại từ đầu quí III.

Nhà đầu tư chỉ nên xem những nhận định của các công ty chứng khoán là nguồn thông tin tham khảo. Các công ty chứng khoán đều có khuyến cáo miễn trách nhiệm đối với những nhận định trên.

Ánh Hường

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.