Cổ phiếu tâm điểm ngày 29/4: VEA, PHR, MPC, GVR, HII
VEA - Tín hiệu tích cực
CTCP Chứng khoán Ngân hàng BIDV (BSC)
Điểm nhấn kỹ thuật:
- Xu hướng hiện tại: Tăng giá
- Chỉ báo xu hướng MACD: Phân kỳ dương, MACD nằm trên đường tín hiệu.
- Chỉ báo RSI: vùng trung lập, xu hướng tăng.
Phân tích:
VEA đang nằm trong nhịp tăng giá sau khi tạo mô hình hai đáy ngắn hạn tại ngưỡng giá 28. Thanh khoản cổ phiếu đã vượt ngưỡng trung bình 20 phiên đồng thuận với nhịp tăng giá của cổ phiếu.
Chỉ báo RSI và chỉ báo MACD đều đang ủng hộ tín hiệu tích cực. Đường giá cổ phiếu cũng đã vượt lên dải mây Ichimoku, cho thấy động lực tăng giá trung hạn đã hình thành. VEA nhiều khả năng sẽ kiểm tra lại vùng kháng cự 44 - 45 trong các phiên giao dịch tới.
PHR – Xu hướng tăng ngắn hạn có thể mở rộng về mức 53,1
CTCP Chứng khoán Yuanta Việt Nam (FSC)
Điểm nhấn kĩ thuật:
- Ngưỡng kháng cự ngắn hạn: 48,5
- Ngưỡng hỗ trợ ngắn hạn: 40,63
- Xu hướng ngắn hạn (5-10 ngày): Tăng
- Ngưỡng kháng cự trung hạn: 53,1
- Ngưỡng hỗ trợ trung hạn: 35,39
- Xu hướng trung hạn (1-3 tháng): Tăng
Phân tích:
Mức Stock Rating của PHR ở mức 74 điểm cho nên chúng tôi vẫn duy trì đánh giá TRUNG TÍNH cổ phiếu này. Mức sức mạnh giá hiện tại của PHR chỉ ở mức 54 điểm cho thấy cổ phiếu này vẫn chưa hoàn toàn bước vào chu kỳ tăng trưởng bền vững.
Đồ thị giá của PHR vượt mức kháng cự 45 với khối lượng giao dịch tăng đột biến so với mức khối lượng giao dịch trung bình 20 phiên. Theo mô hình, xu hướng tăng ngắn hạn có thể tiếp tục mở rộng về mức 53,1.
GVR - Lực cầu chủ động sớm trở lại sau nhịp hiệu chỉnh kỹ thuật
CTCP Chứng khoán FPT (FPT)
Điểm nhấn kĩ thuật:
- Trạng thái phân kỳ đảo chiều xuất hiện sau nhịp giảm giá trung hạn.
- Cặp đương xu hướng đóng vai trò kháng cự động trên đồ thị ngày đang có dấu hiệu bị phủ nhận.
- RSI và MACD đồng thuận phục hồi sau nhịp hiệu chỉnh kỹ thuật.
- Mục tiêu đà tăng ngắn hạn mới được xác định tại mốc giá 12.
Phân tích:
Trên đồ thị ngày, EMA 20 và 60 cũng đóng vai trò là cặp kháng cự động, kiềm chế các nhịp phục hồi của GVR. Đáng chú ý là một nến Bullish Marubozu xuất hiện sau phiên giao dịch 27/4/2020 đang khiến vai trò này gần như vô hiệu.
Theo đó, tín hiệu xung lực của RSI và MACD Histogram đang đồng thuận được cải thiện. RSI hướng về vùng quá mua, MACD duy trì biến độ dương với đường tín hiệu.
Kì vọng đà tăng ngắn hạn mở rộng dẫn chiếu đến vùng biến động giá cổ phiếu trở lại khoảng giới hạn 10,4 – 12, được hình thành vào hai tháng đầu năm 2020. Theo đó, với mục tiêu đà tăng ngắn hạn mở rộng thúc đẩy đường giá tiếp cận ngưỡng 12, vùng giá mở mua mới được xác định tại mức 10,4.
MPC - Kích hoạt tín hiệu mua theo mô hình chữ nhật dưới vùng giá thấp
CTCP Chứng khoán FPT (FPT)
Điểm nhấn kĩ thuật:
- Giao cắt báo mua với đường EMA 20 tuần xu hiện sau xu hướng giảm trung hạn.
- Trên đồ thị ngày, đường giá “Breakout” ngưỡng kháng cự của mô hình giá chữ nhật.
- Chỉ báo xung lực RSI không chỉ duy trì biến động tích cực mà còn đang để ngỏ dư địa cho xung lực mới trên vùng quá mua.
- Mục tiêu đà tăng ngắn hạn được xác định tại mốc giá 29, tương ứng với mục tiêu của mô hình giá chữ nhật.
Phân tích:
Mô hình giá hình chữ nhật được nhận diện trên đồ thị ngày đã “đóng khung” biến động giá của MPC trong khoảng 18 – 23. Chốt phiên giao dịch 16/4/2020, một nến Bullish xuất hiện “Breakout” ngưỡng 23.000 đồng đã kích hoạt tín hiệu báo mua ngắn hạn.
RSI duy trì biến động trong khu vực 50 – 80 và để ngỏ dư địa xung lực trên vùng quá mua. MACD Histogram ngắt đà giảm trên ngưỡng Zero -Line. Mặc dù phiên tăng giá 27/4/2020 đóng vai trò chính là xác nhận tín hiệu mua sớm trước đó, tuy nhiên Bollinger Band Width cho thấy tâm lý giao dịch vẫn khá ổn định để thực hiện vị thế mua mới.
HII - Sớm tiếp diễn chiều giá lên
CTCP Chứng khoán FPT (FPT)
Điểm nhấn kĩ thuật:
- Sự tồn tại của mô hình tích lũy Descending Triangle trong khoảng giá 12,5 – 13,5 đã giúp HII bảo lưu được đặc trưng của xu hướng tăng giá ngắn hạn.
- Tần suất cao của các nến có bóng dưới kèm hiện tượng triệt tiêu thanh khoản tại vùng giá 12.500 đồng trong hai tuần gần đây cho thấy nguồn cung đã suy yếu.
- SMA 60 đang giữ vai trò hỗ trợ mạnh. OVB đi ngang trên vùng giá trị cao cho thấy lực cầu chủ động vẫn đang dẫn dắt xu hướng.
- Vùng kháng cự gần của HII là khu vực 13,5 – 14. Hiện tượng breakout của đường giá nếu xuất hiện ở khu vực này sẽ là cơ sở để đánh giá cho kỳ vọng đi xa hơn của xu hướng ngắn hạn.
Phân tích:
Trên đồ thị EOD, sự tồn tại của mẫu hình Descending Triangle trong khoảng giá 12,5 – 13,5 là lý do HII có thể vượt qua tâm lý bán tháo và bảo lưu tín hiệu xu hướng tăng trong suốt giai đoạn quí I/2020. Trong một tuần gần đây, liên tiếp các nến dạng Long lower shadow xuất hiện đang giúp khẳng định vai trò hỗ trợ mạnh của vùng giá 12 - 12,5.
Khối lượng giao dịch lùi v ề mức r ất thấp kết hợp với dao động dạng tích lũy ngang là cơ sở để kỳ vọng sự bùng nổ theo chiều lên có thể sẽ xuất hiện. SMA 60 phiên thường đóng vai trò phân tách rất rõ các pha biến động xu h ướng ngắn hạn.
Nếu HII tiếp tục duy trì dao động phía trên chỉ báo này , một nhịp tăng mới được kỳ vọng sẽ đưa giá cổ phiếu về khu vực 13,5 - 14.
Nhà đầu tư chỉ nên xem những nhận định của các công ty chứng khoán là nguồn thông tin tham khảo. Các công ty chứng khoán đều có khuyến cáo miễn trách nhiệm đối với những nhận định trên.