|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Cô lập 15 thành phố với 50 triệu dân, Trung Quốc có thể ngăn dịch bệnh lây lan?

16:13 | 05/02/2020
Chia sẻ
Đã hai tuần đã trôi qua kể từ khi Trung Quốc hạn chế đi lại tại Vũ Hán và nhiều thành phố khác, một số chuyên gia cho rằng tác động của các biện pháp sẽ trở nên rõ ràng hơn trong những tuần tới.
Liệu việc Trung Quốc phong tỏa thành phố có ngăn chặn được sự lây lan của virus corona? - Ảnh 1.

Ảnh: AP Photo

Theo các chuyên gia y tế công cộng, vẫn còn quá sớm để biết liệu các vụ đóng cửa thành phố "đầy kịch tính" của Trung Quốc có giúp ngăn chặn sự lây lan của virus corona hay không.

Theo CNBC, một số nhà khoa học cho biết dựa trên các nghiên cứu sơ bộ, virus corona dường như có thời gian ủ bệnh trong hai tuần. Điều này cho thấy tốc độ lây nhiễm sẽ bắt đầu chậm lại từ thú Tư (5/2), hai tuần sau khi bắt đầu phong tỏa giao thông ở thành phố này.

Nhưng các chuyên gia khác nói rằng dữ liệu hiện nay cho ra những kết quả rất khác nhau.

Để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh, chính quyền Trung Quốc đã đóng cửa Vũ Hán, thủ phủ tỉnh Hồ Bắc, bằng cách chặn các máy bay, xe lửa và xe buýt ra khỏi thành phố từ 23/1. Mọi phương tiện giao thông công cộng và của người dân bị cấm chạy trong Vũ Hán - thành phố với hơn 11 triệu dân.

Nhưng ngày 26/1, thị trưởng Chu Tiến Vượng tiết lộ có khoảng 5 triệu cư dân đã rời Vũ Hán trong vài tuần trước khi thành phố bị phong tỏa. 

Các quan chức Trung Quốc đã mở rộng việc hạn chế giao thông đi lại tới ít nhất 15 thành phố xung quanh, với tổng dân số bị ảnh hưởng là hơn 50 triệu người.

Ông Raina MacIntyre, giáo sư về an toàn sinh học toàn cầu tại Đại học New South Wales ở Sydney nói rằng theo lí thuyết "bất kì sự can thiệp nào làm hạn chế việc đi lại đều có hiệu quả ngăn ngừa bệnh dịch lây nhiễm lan ra bên ngoài khu vực bị ảnh hưởng".

Ông MacIntyre cũng cho biết thêm: "Tuy nhiên, rất nhiều người đã rời khỏi Vũ Hán vào dịp Tết Nguyên đán trước khi thành phố này bị phong tỏa. Điều này có thể giải thích cho các trường hợp mắc bệnh ở các khu vực khác của Trung Quốc. Chúng ta phải theo dõi xem liệu trong vài tuần tới sự lây lan dịch bệnh tại Hồ Bắc và các vùng khác có chậm lại hay không".

"Thời gian ủ bệnh của virus corona lên đến hai tuần, do đó chúng ta có thể kì vọng sẽ thấy thêm nhiều tác động của việc phong tỏa trong vài tuần tới".

Ông Joseph Tsang Kay-yan -  chuyên gia về bệnh truyền nhiễm ở Hong Kong, cho biết việc phong tỏa sẽ giúp ngăn dịch bệnh phát tán, nhưng con số người bị nhiễm virus corona sẽ tiếp tục tăng trong tháng tới.

Ông Tsang cho biết: "Các chuyên gia của Đại học Hong Kong dự đoán rằng đỉnh điểm số ca nhiễm bệnh sẽ rơi vào khoảng cuối tháng 4. Tôi nghĩ rằng số ca mắc bệnh sẽ tiếp tục tăng lên trong 4 đến 8 tuần nữa".

"Tôi cho rằng khi xem xét từ góc độ toàn cầu, phong tỏa là một biện pháp quan trọng, vì nó giúp giảm thiểu sự gia tăng các ca bệnh trên toàn thế giới".

Nhưng Lawrence Gostin - giáo sư luật y tế công cộng tại Đại học Georgetown ở Washington, cho biết các khu vực cách li hàng loạt như ở tỉnh Hồ Bắc là một biện pháp "không hiệu quả, và trong trường hợp xấu nhất là có thể phản tác dụng".

Ông Gostin cho rằng: "Việc nhốt mọi người trong vùng tâm điểm của dịch bệnh sẽ tạo ra sự lây nhiễm chéo giữa thành viên trong gia đình, bạn bè và hàng xóm. Và Trung Quốc đang đánh mất niềm tin và sự hợp tác của người dân".

"Tôi tin rằng Trung Quốc nên áp dụng các thử nghiệm, điều trị, cách li và theo dõi nghiêm ngặt, thực hiện sàng lọc y học nâng cao đối với những người rời khỏi Hồ Bắc".

Virus corona xuất hiện lần đầu tiên vào cuối tháng 12, đã giết chết gần 500 người và khiến hơn 24.000 người mắc bệnh, bao gồm cả Thái Lan, Australia, Đức và Mỹ.

Theo CNBC, các ca nhiễm bệnh đã được xác nhận trên toàn bộ 31 tỉnh, thành phố và khu tự trị của Trung Quốc.

Ông Gostin nói: "Số lượng ca bệnh đang tăng lên nhanh chóng. Với qui mô dân số của Trung Quốc, thật khó để dự đoán khi nào con số này sẽ ngừng tăng. Nhưng tôi hi vọng rằng số ca nhiễm bệnh sẽ chững lại trong vài tuần tới".

"Nếu các biện pháp y tế công cộng tích cực được thực hiện, tôi hi vọng các trường hợp mắc bệnh giảm bớt trong vài tuần nữa. Nhưng chúng ta cần chuẩn bị cho khả năng Trung Quốc sẽ không kiềm chế virus corona được hoàn toàn và nó sẽ trở thành dịch bệnh đặc thù của địa phương và/hoặc bệnh theo mùa. Chúng ta nên cố gắng hết sức để tránh viễn cảnh đó".

Ông John Edmunds - giáo sư dịch tễ học bệnh truyền nhiễm tại Trường Y học Nhiệt đới và Vệ sinh London nói rằng dữ liệu từ Trung Quốc còn rất thô, đến mức không thể dựa vào chúng để có được hiểu biết chính xác những gì đang diễn ra.

Ngoài ra, ông Edmunds nhận định, do khoảng thời gian các trường hợp nhiễm bệnh được phát hiện là khá dài, nên "sẽ cần thêm một chút thời gian để thấy được các tác động".

Ông Yanzhong Huang - chuyên gia cao cấp về sức khỏe toàn cầu của Hội đồng Quan hệ đối ngoại của Mỹ, đồng ý rằng vẫn còn quá sớm để nhận xét "các biện pháp ngăn chặn hà khắc" là có hiệu quả hay không, nếu hiệu quả được đo lường theo số lượng ca mắc bệnh mới. 

Ông Huang nói: "Cho đến nay, chúng tôi chưa nhìn thấy ánh sáng cuối đường hầm. Thay vào đó, rất có thể Trung Quốc đang bước vào thời kì đen tối nhất trước khi tình hình trở nên tốt đẹp hơn... Có vẻ như vẫn chưa đến thời điểm số ca nhiễm virus tại tác vùng khác của Trung Quốc chững lại".

Giang

Đại biểu đề nghị lùi thời gian tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia, rượu thêm một năm
Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường cho rằng nên ban hành Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt vào năm tới nhưng thời gian áp dụng thì lùi lại một năm để cả người tiêu dùng và doanh nghiệp có thời gian chuyển đổi hành vi, chuyển đổi sản xuất.