|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

CNY giảm giá, cơ hội mua nguyên liệu giá rẻ

07:05 | 06/11/2018
Chia sẻ
Từ đầu năm đến nay, nhân dân tệ của Trung Quốc đã mất giá gần 9%, mức giảm sâu nhất trong 10 năm qua.
cny giam gia co hoi mua nguyen lieu gia re Nhân dân tệ sẽ còn tiếp tục suy yếu
cny giam gia co hoi mua nguyen lieu gia re CNY giảm giá, tăng nguy cơ hàng Trung Quốc giá rẻ tràn vào Việt Nam?
cny giam gia co hoi mua nguyen lieu gia re
Nhập khẩu linh kiện từ Trung Quốc sẽ hưởng lợi từ việc CNY giảm giá

ẢNH: NGỌC DƯƠNG

Bên cạnh các ý kiến lo ngại những bất lợi khi xuất khẩu vào thị trường này, theo các chuyên gia, đây cũng là cơ hội để các doanh nghiệp trong nước mua được nguyên liệu giá rẻ hơn.

Xuất khẩu có bất lợi

Lợi thế hàng đầu cho việc CNY giảm là những DN chuyên nhập khẩu máy móc, nguyên vật liệu từ Trung Quốc sẽ được mua giá rẻ hơn. Nguồn nguyên liệu đầu vào được giảm thì giá bán ra trong nước và cả xuất khẩu cũng giảm

Chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu

Theo bảng tỷ giá hối đoái giữa tiền đồng VN và nhân dân tệ (CNY) của cơ quan hải quan, trong 8 tháng qua, tiền đồng có dấu hiệu tăng mạnh so với nhân dân tệ. Chẳng hạn, ngày 5.2, một CNY đổi được hơn 3.595 đồng, trong khi đến hôm qua 5.11 mức giá này chỉ còn 3.327 đồng. Như vậy so với CNY, tiền đồng Việt đang cao hơn 7% trong 8 tháng qua. Điều này đang gây bất lợi cho hàng VN xuất khẩu sang Trung Quốc.

Số liệu từ Tổng cục Hải quan cho biết, trong 9 tháng đầu năm, xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc thu về 28,8 tỉ USD, chiếm 16,4% tổng kim ngạch, tăng gần 30%. Tuy nhiên, một cảnh báo từ Trung tâm thông tin công nghiệp và thương mại (Bộ Công thương) vào cuối tháng 10 vừa qua cũng cho thấy, tuy có 7 nhóm hàng hóa xuất khẩu sang Trung Quốc đạt trị giá tỉ USD, song nhiều nhóm hàng nông sản Việt sang thị trường này đều sụt giảm đáng lưu ý. Chẳng hạn, xuất khẩu gạo sang thị trường Trung Quốc giảm gần 28% về số lượng, sắn và các sản phẩm từ sắn giảm hơn 37%; còn cao su giảm giá trị đến 13%...

Trung tâm này cũng chỉ rõ, một trong những nguyên nhân khiến xuất khẩu của VN sụt giảm bởi Trung Quốc hiện đã trở thành thị trường có yêu cầu cao về chất lượng sản phẩm, yêu cầu truy xuất nguồn gốc một số hàng nông sản từ VN, siết chặt quản lý về an toàn thực phẩm…

Ông Bùi Thanh Vân, Giám đốc Công ty TNHH TM Vân Phát, chuyên xuất khẩu hàng nông sản sang thị trường Trung Quốc thừa nhận, nhiều đơn hàng xuất đi Trung Quốc số lượng có giảm do nước này thừa hàng, không đặt mua số lượng lớn nữa. Tỷ giá ảnh hưởng nhiều đến giá cả và số lượng đơn hàng, đặc biệt là phải cạnh tranh với các nước đang có xu hướng giảm giá nội tệ để cạnh tranh khi đưa hàng vào Trung Quốc gia tăng. Hiện nông sản VN xuất khẩu sang Trung Quốc đang có giá cao hơn một số thị trường khác có cùng sản phẩm như Thái Lan, Malaysia và cả Trung Quốc. “Đồng tiền Việt đang ổn định lại tạo bất lợi không nhỏ cho hàng Việt sang thị trường lớn này”, ông Vân nhận xét.

Mua nguyên liệu đầu vào giá rẻ hơn

Ở một góc nhìn khác, chuyên gia kinh tế Bùi Trinh khẳng định: Nếu xét về cán cân thương mại, nhân dân tệ giảm giá thì doanh nghiệp (DN) Việt hưởng lợi thế nhiều hơn bất lợi. Lý do, hơn 90% nguyên vật liệu và máy móc thiết bị VN đang nhập từ Trung Quốc để phục vụ sản xuất trong nước sẽ là lợi thế.

Chuyên nhập khẩu giày dép và vải từ Quảng Châu (Trung Quốc), bà Nguyễn Thùy Trang (Q.5, TP.HCM) cho rằng, với tình hình tỷ giá giảm sâu thế này, nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc đang hưởng lợi tốt. Chẳng hạn, cách đây 4 tháng, tỷ giá CNY trên thị trường là 3.647 đồng nay xuống dưới mức 3.349 đồng nên nếu đổi 10 vạn tệ sẽ được lợi đến chục triệu đồng. Tuy nhiên, bà Trang cũng thông tin thêm, số thương nhân từ Trung Quốc sang TP.HCM kinh doanh ngày càng tăng. “Chính lượng thương nhân “hùng hậu” này là đối tượng hưởng lợi mạnh từ việc CNY giảm giá hơn thương nhân Việt tại TP.HCM. Bởi họ vừa có lợi thế kép, từ tỷ giá và từ nguồn hàng mua tận gốc bán tận ngọn”, bà Trang chia sẻ.

Tuy nhiên chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu lại cảnh báo nhập siêu sẽ tăng mạnh nếu VN “sa đà” vào việc hưởng lợi từ nhập khẩu. Ông Hiếu nói: “Lợi thế hàng đầu cho việc CNY giảm là những DN chuyên nhập khẩu máy móc, nguyên vật liệu từ Trung Quốc sẽ được mua giá rẻ hơn. Nguồn nguyên liệu đầu vào được giảm thì giá bán ra trong nước và cả xuất khẩu

cũng giảm. Đó là lợi thế”. Tuy nhiên, ông Hiếu cũng lưu ý là trong bối cảnh sản xuất VN có lợi thế, các nhà xuất khẩu cần lưu ý đến thị trường EU - nơi nhiều DN sản xuất từ Trung Quốc đang nhắm đến sau khi gặp thất thế từ thị trường Mỹ do cuộc chiến thương mại. “Nếu như vậy, hàng hóa VN sang thị trường EU sẽ có ảnh hưởng bởi khó cạnh tranh với đại công xưởng đến từ Trung Quốc”, ông Hiếu cảnh báo.

Xem thêm

Nguyên Nga

Quốc hội đề nghị làm rõ thu thuế sàn TMĐT, cơ sở thường trú 'ảo'  nước ngoài bằng cách nào?
Trước đề xuất thu thuế thu nhập doanh nghiệp với sàn thương mại điện tử, cơ sở thường trú 'ảo' của doanh nghiệp nước ngoài, Cơ quan thẩm tra đề nghị làm rõ tính khả thi về phương thức thu thuế và những Hiệp định pháp lý có liên quan.