CNN: Chưa bao giờ thương chiến Mỹ - Trung đáng sợ như thế
Nhà kinh tế trưởng Mark Zandi của Moody's Analytics từng dự báo kinh tế Mỹ sẽ bước vào giai đoạn suy thoái mới từ mùa hè năm 2020 - Ảnh: CNN
Nhà phân tích Matt Egan của Đài CNN bình luận chưa bao giờ thương chiến Mỹ - Trung lại đáng sợ như bây giờ.
Ngay sau khi đồng nhân dân tệ của Trung Quốc mất giá, vượt mốc 7 nhân dân tệ ăn một đô la Mỹ, và Bắc Kinh tuyên bố ngưng mua nông sản Mỹ, Washington đã gắn mác "thao túng tiền tệ" cho quốc gia này, một động thái chưa từng thấy kể từ năm 1994 đến nay.
Trước đó , Tổng thống Donald Trump tuyên bố sẽ áp thuế bổ sung 10% lên phần 300 tỉ USD hàng nhập từ Trung Quốc còn lại từ ngày 1-9.
Hai bên dường như đã đã chủ trương "chơi rắn", với quy mô và tốc độ ăn miếng trả miếng vượt xa thời kỳ đầu của cuộc thương chiến
Với đà này, diều khiến giới quan sát lo ngại là liệu Mỹ và Trung Quốc có còn khả năng giảng hòa?
Cứ mỗi động thái leo thang sẽ đẩy cả hai bên gần hơn đến điểm "không còn đường lùi", kinh tế trì trệ là còn tương đối, kịch bản suy thoái hoàn toàn có thể xảy ra khi thương chiến cộng hưởng với những rạn nứt có sẵn của kinh tế Trung Quốc và Mỹ.
"Chúng ta đang chứng kiến một hình huống vượt tầm kiểm soát. Chủ trương dùng thuế làm công cụ giải quyết bất đồng với người Trung Quốc đã thất bại thảm hại" - ông Peter Boockvar, chuyên gia đầu tư thuộc hãng tài chính Bleakley Advisory Group (Mỹ), nhận định.
Còn ông David Kotok, sáng lập hãng đầu tư Cumberland Advisors (Mỹ), lo sợ những diễn biến mới làm tăng rủi ro xảy ra suy thoái. "Mọi thứ đang leo thang và chưa dừng lại" - ông quan sát.
Thương chiến Mỹ - Trung đã bước qua một giai đoạn mới và nguy hiểm - Ảnh: CNN
Động thái gắn mác "thao túng tiền tệ" cho Trung Quốc đã lập tức thúc đẩy tâm lý bán tháo trên thị trường tài chính toàn cầu trong ngày 5-8.
Tại Mỹ, chỉ số Dow Jones giảm 767 điểm (2,9%); Nasdaq giảm 3,5%; chỉ số VIX biểu thị sự lo lắng của thị trường tăng lên 40% - cao nhất trong 7 tháng. Lãi suất trái phiếu 10 năm của Mỹ giảm còn 1,75% - thấp nhất trong 3 năm...
Người ta có lý do để tin Trung Quốc sẽ phản ứng mạnh hơn bằng cách tiếp tục hạ giá đồng nội tệ của nước này.
"Thương chiến leo thang chắn chắn ảnh hưởng xấu lên kinh tế Mỹ, còn xấu đến cỡ nào thì không ai tính toán được. Trong lịch sử, suy thoái xảy ra do chính sách tiền tệ sai lầm. Nhưng đây có thể là lần đầu tiên chúng ta đối mặt với một chính sách thương mại sai lầm gây nên suy thoái " - ông Art Hogan, chiến lược gia thị trường của National Securities Corporation (Mỹ), bình luận.
Vấn đề trước mắt là thương chiến Mỹ - Trung leo thang trong bối cảnh kinh tế toàn cầu bắt đầu bộc lộ nhiều vấn đề. Tăng trưởng của Trung Quốc đã chậm lại, sản xuất công nghiệp trên khắp thế giới cũng suy giảm.
Nhà kinh tế Kotok của Cumberland Advisors nhận định ngân hàng trung ương các nước cũng đã "hết đạn" để giảm tác động của khủng hoảng kinh tế.
"Ông Trump càng gây áp lực lên Trung Quốc bao nhiêu, Bắc Kinh càng khó nhượng bộ vì họ trông giống như đang đàm phán mà bị súng chỉa vào đầuvậy" - ông Michael Wilson, chiến lược gia của Morgan Stanley, nhận xét.
Tất nhiên, vẫn còn khả năng thị trường bị tổn thương sẽ buộc Washington và Bắc Kinh xuống nước, nhưng để đến lúc đó vẫn còn một khoảng thời gian bất định.
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/