|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

CNBC: Đừng quá kỳ vọng vào các cuộc đàm phán thương mại Mỹ - Trung mới

19:17 | 20/08/2018
Chia sẻ
Mỹ và Trung Quốc sẽ có cuộc gặp vào cuối tuần này tại Washington để tìm ra một số điểm chung trong cuộc chiến thương mại đang leo thang của họ. Tuy nhiên, theo một học giả thương mại quốc tế, không nên kỳ vọng sẽ có kết quả đáng kể.
cnbc dung qua ky vong vao cac cuoc dam phan thuong mai my trung moi Trung Quốc - Mỹ nối lại đàm phán thương mại vào cuối tháng 8

Thị trường đang theo dõi sát sao các cuộc đàm phán thương mại song phương nhằm giải quyết cuộc chiến tranh thuế quan leo đang thang, đe dọạ nhấn chìm quan hệ thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, theo ông Alex Capri, học giả cấp cao tại trường kinh tế của Đại học Quốc gia Singapore, Trung Quốc và Mỹ đang đối mặt với sự khác biệt lớn về ý kiến - đặc biệt là về các vấn đề xác định "chủ nghĩa dân tộc về kinh tế" của Trung Quốc.

"Chỉ có những vấn đề cơ bản thuộc nền kinh tế Trung Quốc như trợ cấp, chuyển giao công nghệ, bảo hộ thị trường nội địa. Những điều này sẽ không biến mất, vì vậy sẽ không có kết quả lớn”, ông Capri nhận định.

cnbc dung qua ky vong vao cac cuoc dam phan thuong mai my trung moi
Ảnh: CNBC.

Theo ông Capri, kết quả của các cuộc đàm phán cấp trung trong tuần này có thể là thảo luận về tiếp tục sự tự do hóa thị trường tại Trung Quốc. Ông Caprri có hai thập kỷ nghiên cứ vai trò khác nhau của thương mịa.

Sự tự do hóa này có thể gồm việc "mở cửa thêm một chút" cho các công ty công nghệ, như Google khi gần đây công ty đã ngỏ ý muốn mở rộng dịch vụ tại Trung Quốc, nơi công cụ tìm kiếm của nó bị chặn.

Bắc Kinh và Washington đang bị vướng vào những cuộc trả đũa thuế quan ngày càng leo tháng, với 34 tỷ USD giá trị hàng hóa trở thành mục tiêu của mỗi quốc gia và thêm 16 tỷ USD bị áp thuế, có hiệu lực vào ngày 23/8. Tổng thống Mỹ Donald Trump đe dọa sẽ áp thuế lên toàn bộ hơn 500 tỷ USD giá trị hàng hóa Trung Quốc xuất khẩu sang Mỹ.

Đến nay, có một vài chỉ số cho thấy chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Quốc đã tác động đến nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Xem thêm

Hạnh Phương

Liên tục tăng trưởng, FDI có trở thành 'trụ cột' cho nền kinh tế năm nay?
Trong tháng 4, lượng vốn FDI và số dự án đầu tư mới đạt mức cao nhất kể từ đầu năm. Xu hướng tích cực của dòng vốn FDI được kỳ vọng sẽ trở thành động lực quan trọng cho tăng trưởng, là 'trụ cột' quan trọng cho nền kinh tế trong bối cảnh đầu tư công chậm lại và đầu tư tư nhân vẫn ở mức rất thấp.