|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Chuyên gia Ngô Thế Hiển: Chứng khoán, bất động sản, ngân hàng sẽ vươn mình sau đại dịch

07:14 | 05/10/2021
Chia sẻ
Ông Ngô Thế Hiển, Giám đốc Phân tích CTCK Sài Gòn - Hà Nội cho rằng các nhà đầu tư có thể kỳ vọng vào một số nhóm ngành trong quý IV, sau khi các lệnh giãn cách được nới lỏng.

Vài tháng qua, tình hình diễn biến phức tạp của đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển của nền kinh tế đất nước. Rất nhiều ngành nghề, doanh nghiệp, người lao động,… gặp khó khăn khi thực hiện lệnh giãn cách xã hội kéo dài.

Theo Bộ Công thương, chỉ riêng trong tháng 8, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước tính giảm giám 33,7% so với cùng kỳ năm trước. Đi kèm với đó, các nhà đầu tư cũng tỏ ra thận trọng hơn.

Dù vậy, thời gian gần đây, khi tình hình tiêm chủng được đẩy mạnh, tình hình dịch bệnh tại một số địa phương đã phần nào được kiểm soát, qua đó giúp nhiều doanh nghiệp có thể hoạt động trở lại.

Chuyên gia SHS: Nhóm ngành đầu tư công, chứng khoán, bất động sản, ngân hàng sẽ 'vươn mình' sau đại dịch - Ảnh 1.

Ngành hàng không gặp khó do đại dịch. (Ảnh: Thanh Niên).

Trên sóng Talk Show "Phố Tài chính", Chuyên gia Ngô Thế Hiển, Giám đốc Phân tích CTCK Sài Gòn – Hà Nội (SHS) cho biết hầu hết nhóm ngành đều chịu tác động bất lợi trong đợt dịch vừa qua, đặc biệt là hàng không – du lịch.

Để tháo gỡ khó khăn cũng như giải quyết một số vấn đề đối với ngành hàng không và du lịch, chính phủ cũng đồng ý với đề xuất sẽ thí điểm cho đón khách quốc tế tới Phú Quốc. dự kiến triển khai từ tháng 10.

"Riêng với ngành bán lẻ, rất nhiều cửa hàng trong đợt giãn cách vừa qua đã phải đóng cửa. Ví dụ, Thế Giới Di Động có khoảng 70% điểm bán, tương đương 2.000 cửa hàng đã phải tạm đóng cửa hoặc hạn chế bán hàng trực tiếp.

Hay như CTCP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ) đã phải tạm đóng cửa 80% số cửa hàng trên toàn hệ thống, tính đến cuối tháng 7", ông Hiển chia sẻ. Ngoài ra, một số ngành nghề khác cũng chịu bất lợi từ những ảnh hưởng tiêu cực do đại dịch gây ra như xuất khẩu, bất động sản.

Ngược lại, một số ngàng nghề được dự báo sẽ vẫn duy trì được sự tăng trưởng tích cực trong quý III, chẳng hạn như cảng biển, nguyên vật liệu, chứng khoán. Ông Hiển nhận định trong quý IV, nhà đầu tư có một số điểm có thể kỳ vọng sẽ góp phần vào sự tăng trưởng của nền kinh tế.

Sự trở lại của chứng khoán, ngân hàng, bất động sản sau dịch

Ông Hiển nhận định các giải pháp liên quan tới vắc xin sẽ hỗ trợ nhiều cho việc nới dần các hoạt động kinh tế.

Các hoạt động liên quan tới việc đẩy mạnh đầu tư công dự kiến cũng diễn ra trong 6 tháng cuối năm, đặc biệt trong giai đoạn quý IV. Ông Hiển cho rằng nếu đạt được mục tiêu giải ngân trên 90% thì sẽ đóng góp lớn cho sự tăng trưởng kinh tế.

Bên cạnh đó, chính phủ cũng đề xuất một gói hỗ trợ trị giá khoảng 21.300 tỷ cho các doanh nghiệp. Để tháo gỡ khó khăn cũng như giải quyết một số vấn đề đối với ngàn hàng không và du lịch, chính phủ cũng đồng ý với đề xuất sẽ thí điểm cho đón khách quốc tế tới Phú Quốc. dự kiến triển khai từ tháng 10.

Trong trường hợp nền kinh tế sớm mở cửa trở lại như mục tiêu đã đặt ra, chuyên gia SHS nhận định nhóm ngành trực tiếp liên quan đến hoạt động đầu tư công sẽ là những nhóm ngành đáng chú ý.

Chuyên gia SHS: Nhóm ngành đầu tư công, chứng khoán, bất động sản, ngân hàng sẽ 'vươn mình' sau đại dịch - Ảnh 2.

Xây lắp hạ tầng thuộc nhóm ngành liên quan đến đầu tư công. (Ảnh: Công an nhân dân).

Thứ hai đó là nhóm ngành thuộc các doanh nghiệp bất động sản khu công nghiệp. Dù chịu ảnh hưởng của đại dịch, nhưng vốn FDI đăng ký vào Việt Nam vẫn giữ ở mức tăng trưởng khá tốt, chứng tỏ các nhà đầu tư vẫn nhận thấy cơ hội đầu tư tại Việt Nam trong dài hạn.

Với các doanh nghiệp trong ngành chứng khoán, một số doanh nghiệp đã tăng vốn trong thời gian qua. Ông Hiển nhận định nguồn vốn bổ sung sẽ hỗ trợ, cung cấp các sản phẩm, dịch vụ cho nhà đầu tư. Cuối cùng là nhóm ngành liên quan tới ngân hàng.

Ngoài chuyên gia Ngô Thể Hiển, cũng trong buổi Talk Show, ông Trần Hoàng Sơn, Giám đốc Nghiên cứu CTCK MB (MBS) cũng đưa ra nhận định rằng các nhóm ngành liên quan đến thép, hàng hóa, chứng khoán sẽ thu hút được dòng tiền, duy trì mức tăng giá ổn định.

Một số nhóm ngành nghề khác cũng được ông Sơn đánh giá tích cực gồm đầu tư công, xuất khẩu, nhóm liên quan đến thực phẩm, cảng biển, dược phẩm, bảo hiểm, sản xuất phân phối điện. "Một số doanh nghiệp thủy sản, dệt may sẽ phục hồi nhanh khi đón được xu hướng phục hồi tại thị trường Mỹ và châu Âu", chuyên gia MBS chia sẻ.

Quốc Anh

ĐHĐCĐ Nam Long: Doanh số quý I ước đạt 1.160 tỷ đồng, có thể đưa ra thị trường 15.000 sản phẩm trong ba năm tới
HĐQT Nam Long định hướng phát triển trong năm 2024 tập trung vào dòng sản phẩm nhà ở vừa túi tiền và hợp với nhu cầu thị trường, mục tiêu bán trên 3.100 sản phẩm với doanh số kỳ vọng đạt 9.554 tỷ đồng.