Chuyên gia hiến kế gỡ khó phát triển điện sạch
Ông Nguyễn Quốc Thập, Chủ tịch Hội Dầu khí Việt Nam cần sửa đổi và bổ sung các luật này. Tuy nhiên, theo ông sẽ mất nhiều thời gian để thực hiện.
“Bộ Công Thương với tư cách là đầu mối cơ quan tham mưu cho Chính phủ, cần có đề xuất với Quốc hội để có 1 Nghị quyết triệt để về triển khai quyền bình đẳng trong đấy có tất cả các nguồn điện như điện gió ngoài khơi, điện khí, điện khí LNG”, ông nói.
Liên quan phát triển dầu khí và điện gió ngoài khơi, TS. Ngô Tuấn Kiệt, Viện trưởng Viện Khoa học năng lượng cho rằng việc triển khai các dự án rất khó nếu thực hiện như cơ chế hiện tại, đặc biệt là thị trường điện cạnh tranh.
“Phải có bài toán cụ thể trong vấn đề giá vì khi bỏ tiền ra đầu tư, doanh nghiệp không biết giá cả như nào, cụ thể ra sao thì rất khó.
Chúng ta cứ nghĩ khi có thị trường điện canh tranh nhà đầu tư hy vọng giá điện hạ, tuy nhiên giá điện không bao giờ hạ, giá điện chỉ có lên. Bởi vì các nguồn năng lượng nâng lên thì giá không thể rẻ kiểu như năng lượng thô”, ông Kiệt nói.
Theo ông Bộ Công Thương cần triển khai dự án tối ưu hoá vận hành hệ thống điện Việt Nam xác định ưu tiên hệ thống nền và hệ thống đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.
“Quan trọng phải có dự án triển khai rõ, mạch bạch theo kịch bản Quy hoạch điện VIII. Ví dụ như giá điện gió ngơi, khí hoá lỏng sẽ như thế nào và chứng minh cụ thể cho Quốc hội, Chính phủ và cần truyền thông để lãnh đạo, cộng đồng hiểu về giá, nhất là giá năng lượng sạch làm cơ sở cho Bộ Chính trị xem xét, vì giá không thể thấp hơn nữa”, ông nói.
Đối với chiến lược phát triển điện hydrogen PGS. TS Phạm Hoàng Lương, Đại học Bách Khoa Hà Nội cho rằng cần phải xem đây là một trong những giải pháp thực hiện vấn đề chuyển dịch năng lượng. Vấn đề còn lại là thứ tự ưu tiên sẽ như thế nào?
Việt Nam đã và đang cố gắng sử dụng năng lượng hiệu quả. Tỷ trọng năng lượng tái tạo, năng điện khí hóa trong các ngành cao hơn. Tuy nhiên, trong trường hợp không thể giải quyết tất cả các giải pháp đó, đặc biệt đối với những ngành sử dụng nhiên liệu hóa thạch không thể điện khí hóa được thì sẽ dùng hydro.
Trong chiến lược này phải nêu rất rõ vai trò hydrogen không đứng riêng nó nằm trong toàn bộ hệ thống.
“Tiềm năng phát triển hydrogen xanh là rất rõ ràng, có lẽ phải nghĩ đến những câu chuyện ngoài vấn đề sử dụng bao tiêu trong nước khi mà nền kinh tế chưa đủ sức chi trả trong giai đoạn ngắn hạn và trung hạn thì yếu tố xuất khẩu cần phải tính đến.” ông Lương nhận định.
Tuy nhiên, theo ông, cần cân nhắc hiện nay thị trường xuất nhập khẩu của hydro xanh ở các khu vực như thế nào. Nếu ở châu Âu hay các nước khác thì xa. Nhưng ở Nhật Bản, Hàn Quốc đã có những chiến lược sử dụng hydrogen trong chuyển đổi năng lượng.