Theo Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo, hiện tiến độ một số dự án lớn đang bị chậm trễ, chủ yếu do vướng mắc về cơ chế, thay đổi quy định pháp luật và sự phối hợp chưa đồng bộ tại địa phương.
Cần có thời gian để đánh giá tác động khi giảm chu kỳ điều chỉnh giá điện từ 3 tháng xuống còn 2 tháng/lần. Sau khi tổng hợp các ý kiến, Cục Điều tiết điện lực sẽ tham mưu lãnh đạo Bộ để đưa ra một cơ chế phù hợp nhất trong thời gian tới.
Sáng 31/12, Hội nghị trực tuyến với 63 địa phương được Bộ Công Thương tổ chức nhằm thu nhận thông tin phục vụ cho công tác hoàn thiện Quy hoạch điện VIII sẽ được trình Thủ tướng phê duyệt trước 28/2/2025.
Ngày 24/12, Bộ Công Thương áp dụng biện pháp chống bán phá giá chính thức trong vòng 5 năm đối với một số sản phẩm tháp điện gió có xuất xứ từ Trung Quốc.
Giá điện có thể được xét thay đổi hai tháng một lần, thay vì 3 tháng như hiện nay, khi chi phí đầu vào tăng từ 2% trở lên, theo dự thảo Nghị định của Bộ Công Thương.
Bộ Công Thương cho biết những dự án đang được hưởng giá ưu đãi (FIT) có thể sẽ bị thu hồi phần ưu đãi đó nếu vi phạm các quy định của các cơ quan có thẩm quyền.
Bộ Công Thương đang xây dựng dự thảo Nghị định về cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện năng lượng tái tạo và khách hàng sử dụng điện lớn.
Chiều 14/11, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi). Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất với ý kiến của đa số Thường trực Ủy ban KH,CN&MT là trình Quốc hội thông qua dự án luật này tại Kỳ họp thứ 8.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân cho biết mặc dù vẫn có rủi ro về sự cố điện hạt nhân nhưng xu hướng hiện nay là vẫn đang phát triển loại hình điện này. Do vậy, Bộ Công Thương ưu tiên việc sử dụng các công nghệ mới, đã được áp dụng trước đó nhằm đảm bảo tối đa an toàn và đưa mức rủi ro về 0.
Đối với trường hợp điện mặt trời tự tiêu thụ có đấu nối với hệ thống điện quốc gia, phần sản lượng điện dư thừa không quá 20% công suất lắp đặt sẽ được Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) mua lại.