|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Chứng khoán Thiên Việt báo lãi quý II giảm hơn 90%, cổ phiếu TVS lao dốc

10:05 | 23/07/2024
Chia sẻ
Nguyên nhân lợi nhuận quý II của Chứng khoán Thiên Việt  do mảng từ doanh.

Báo cáo tài chính riêng quý II của Chứng khoán Thiên Việt (TVS) ghi nhận doanh thu hoạt động 144 tỷ giảm 30% so với cùng kỳ năm trước.

Trong cơ cấu doanh thu, lãi từ các tài sản tài chính ghi nhận thông qua lãi/lỗ (FVTPL) chiếm 81 tỷ đồng, giảm 41% so với cùng kỳ năm trước. Lãi từ các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn (HTM) giảm 10% về 48 tỷ đồng.

TVS báo lãi sau thuế quý II giảm 92%. (Nguồn: X.N tổng hợp từ BCTC riêng quý II).

Chi phí hoạt động quý II gần gấp 4 lần cùng kỳ, ghi nhận 113 tỷ đồng. Trong đó lỗ từ FVTPL gần 99 tỷ đồng gấp 6,6 lần.

TVS cho biết trong quý II thị trường biến động giảm so với kỳ trước làm hoạt động tự doanh cũng đi xuống tương ứng.

Tích cực là công ty có khoản doanh thu, dự thu cổ tức, lãi tiền gửi 20 tỷ đồng. Kết quả sau cùng, lãi sau thuế ghi nhận 7,5 tỷ đồng, giảm 92% so với cùng kỳ quý II năm trước.

Với kết quả tăng trưởng trong quý đầu năm, lãi sau thuế lũy kế 6 tháng đạt 231 tỷ đồng, cao hơn 83% so với cùng kỳ năm trước.

Trên bảng cân đối kế toán, TVS ghi nhận giá trị FVTPL tại cuối tháng 6 đạt 1.103 tỷ đồng, cao hơn 8% so với cuối quý I. Danh mục đang ước lãi 3%, tương đương 37 tỷ đồng so với giá gốc.

FVTPL bao gồm các khoản đầu tư chủ yếu như cổ phiếu MSN, HPG, TCB, VNM, IDC, chứng chỉ quỹ, và trái phiếu.

Thuyết minh FVTPL tại cuối tháng 6. (Nguồn: BCTC riêng quý II của TVS).

Tài sản tài chính sẵn sàng để bán (AFS) ghi nhận giá trị gần 48 tỷ đồng tại cuối tháng 6, và đang ước lỗ 6%, tương dương 3 tỷ đồng. AFS chủ yếu là cổ phiếu CTCP Dịch vụ Di động Trực tuyến và CTCP Giải trí và Giáo dục Galaxy. Ngoài ra, khoản HTM trị giá 3.956 tỷ đồng, gồm hợp đồng tiền gửi và chứng chỉ tiền gửi.

Trên sàn HOSE, TVS ghi nhận giảm sàn phiên 22/7 về 22.000 đồng/cp. So với đỉnh gần nhất vào tháng 6, thị giá đã giảm 19%.

Xuân Nghĩa

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.