Chứng khoán Mỹ kết thúc tuần biến động bằng kết quả tích cực
Theo CNBC, trong phiên giao dịch ngày 9/8, chỉ số S&P 500 tăng 0,47% và đóng cửa ở mức 5.344 điểm. Chỉ số thiên về công nghệ Nasdaq Composite tiến thêm 0,51% lên 16.745 điểm. Chỉ số trung bình công nghệ Dow Jones nhích nhẹ 51 điểm, tương đương 0,13% lên 39.498 điểm.
Tính từ đầu tuần đến nay, S&P 500 đã giảm 0,04%. Trong phiên 9/8, chỉ số này từng tăng cao hơn so với đầu tuần, nhưng sau đó lại điều chỉnh xuống. Hai chỉ Dow Jones và Nasdaq Composite tụt lần lượt 0,6% và 0,18% trong tuần qua.
Thị trường chứng khoán Mỹ vừa trải qua tuần giao dịch biến động nhất trong năm 2024. Vào ngày 5/8, chỉ số Dow Jones giảm hơn 1.000 điểm, còn S&P 500 mất 3%, ghi nhận phiên giao dịch tồi tệ nhất kể từ năm 2022.
- TIN LIÊN QUAN
-
Sau yen Nhật, cú sốc tiếp theo của thị trường carry trade sẽ đến từ một đồng tiền châu Á khác? 09/08/2024 - 16:18
Dữ liệu việc làm yếu hơn kỳ vọng và lo ngại Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) quá chậm trễ trong việc hạ lãi suất là nguyên nhân chính gây ra đợt bán tháo.
Ngoài ra, việc các quỹ đầu cơ đóng giao dịch chênh lệch lãi suất (carry trade) sử dụng yen Nhật cũng được coi là một nguyên nhân.
Tại mức thấp nhất trong phiên 5/8, S&P 500 đã tụt gần 10% so với đỉnh lịch sử vừa ghi nhận trước đó khoảng vài tuần. Nasdaq Composite giảm trên 10%, rơi vào vùng điều chỉnh. Chỉ số biến động CBOE (VIX) đã đạt đến mức cao nhất kể từ khi đại dịch COVID bùng phát vài cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008.
Tuy nhiên, đến cuối tuần, các chỉ số trung bình đã quay đầu tăng trở lại nhờ báo cáo số đơn xin trợ cấp hàng tuần tích cực, giúp xoa dịu mối lo của thị trường về sức khỏe nền kinh tế Mỹ.
S&P 500 đã tăng 2,3% trong ngày 8/8, ghi nhận phiên giao dịch tốt nhất kể từ cuối năm 2022. Dow Jones tăng khoảng 683 điểm còn Nasdaq Composite tiến thêm gần 2,9%.
CNBC cho rằng các nhà đầu tư đã mua vào khi giá giảm, với niềm tin rằng sẽ không có cuộc khủng hoảng hoặc suy thoái nào sắp xảy đến. Đợt bán tháo đầu tuần có liên quan nhiều đến các quỹ đầu cơ phải đóng vị thế vay đồng yen hơn là những mối đe dọa cơ bản với nền kinh tế.
Không chỉ có thị trường cổ phiếu, thị trường trái phiếu cũng trải qua một tuần biến động. Lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm đã tụt xuống dưới 3,7% tại một số thời điểm, để rồi quay lại mốc 4% vào phiên 8/8. Chốt phiên 9/8, lợi suất trái phiếu ở mức 3,94%.
CEO của Infrastructure Capital Advisors là ông Jay Hatfield nhận định thị trường biến động tương đương với giai đoạn cuối mùa hè hàng năm, khi không có nhiều thông tin và mùa báo cáo kết quả kinh doanh bắt đầu kết thúc.
Những biến động này không phải dấu hiệu cho thấy nền kinh tế đang đi xuống. Theo ông Hatfield, phần lớn các đợt bán tháo trên thị trường bắt nguồn từ “quỹ đầu cơ” chứ không phải nhà đầu tư dài hạn.
“Vì vậy, việc thị trường phục hồi là hợp lý. Một đợt bán tháo và phục hồi là diễn biến bình thường trong tháng 8 và tháng 9, khi thị trường thanh khoản thấp, các quỹ đầu cơ trở nên điên cuồng và xuất hiện những đợt giảm phi lý”, ông nhận định.
Tuy nhiên, “những hoạt động gần đây của thị trường không ảnh hưởng đến triển vọng dài hạn của chúng tôi”, vị này nói thêm.