Chứng khoán KIS: VN-Index khá rẻ và ít rủi ro, vẫn lo dòng vốn ngoại tháo chạy
Thị trường 'tắm máu', đại diện Ủy ban Chứng khoán khuyến cáo NĐT bình tĩnh, đầu tư theo giá trị dài hạn | |
Nhận định thị trường chứng khoán 29/5: Tiếp tục điều chỉnh, ưu tiên nắm giữ tiền mặt |
Theo Báo cáo phân tích của CTCP Chứng khoán KIS Việt Nam (KIS), so với các quốc gia mới nổi trong khu vực như Thái Lan, Indonesia, Malaysia và Phillipines, VNIndex hiện vẫn còn khá rẻ. Ngoài Thái Lan, Việt Nam rẻ hơn nhiều so với các quốc gia còn lại khi sử dụng độ chênh lệnh giữa earning yield của thị trường chứng khoán và lợi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 3 năm. KIS cho rằng phương pháp này chính xác hơn so sánh P/E thuần túy.
Thống kê các chỉ tiêu thị trường chứng khoán trong khu vực. Nguồn: KIS Việt Nam |
TTM PER: Trailing Twelve-month P/E Ratio – Tỷ lệ P/E tính theo EPS 12 tháng liền trước. Earning yield: được tính bằng cách lấy nghịch đảo của P/E, hay chính là E/P. Với VN-Index trong bảng trên, earning yield = 1/18,19 = 5,498%. Con số này được diễn giải là: nếu doanh nghiệp chi trả toàn bộ lợi nhuận sau thuế cho cổ đông thì lượng cổ tức thu được bằng 5,498% thị giá. Khác với P/E, chỉ tiêu earning yield cho phép nhà đầu tư so sánh tỷ suất sinh lợi của cổ phiếu với các công cụ đầu tư khác như trái phiếu hay gửi tiền tiết kiệm. |
KIS cho rằng VN-Index đáng được định giá cao hơn so với 1-2 năm trước vì 4 lý do. Thứ nhất, kinh tế Việt Nam tăng tốc trong quý I/2018 với tăng trưởng GDP đạt 7,38%, cao nhất trong 1 thập kỷ.
Thứ hai, Fitch vừa nâng mức xếp hạng tín nhiệm Việt Nam lên mức BB, điều này có thể kéo theo việc nâng hạng khác đến từ S&P và Moody’s.
Thứ ba, Morgan Stanley Capital International (MSCI) đang xem xét nâng hạng Việt Nam lên mức thị trường mới nổi từ nhóm cận biên hiện tại.
Và cuối cùng, thanh khoản của sàn HOSE tăng gần gấp đôi trong nửa đầu 2018 (trung bình 6,8 nghìn tỷ/ phiên) so với nửa đầu 2017 (trung bình 3,8 nghìn tỷ/phiên).
Tất cả các yếu tố này cho thấy nền kinh tế Việt Nam và thị trường chứng khoán đang ngày càng trở nên ít rủi ro hơn, điều cuối cùng sẽ dẫn tới một mức định giá cao hơn cho thị trường chứng khoán.
Lo ngại sự tháo chạy của dòng vốn ngoại
Theo KIS, sự tháo chạy của dòng vốn ngoại là một trong những mối lo lớn nhất hiện nay. Kinh tế Mỹ cải thiện đang khiến Cục dự trữ liên bang (Fed) phải xem xét việc tiếp tục nâng lãi suất và giảm lượng tài sản khổng lồ mua được từ chương trình nới lỏng định lượng (QE) từ cuộc khủng hoảng 2007-2008.
Điều này đang làm tăng lãi suất trái phiếu chính phủ Mỹ và đồng USD đang mạnh lên, rút dòng vốn ra khỏi các thị trường mới nổi trên thế giới.
Ảnh minh họa. |
Tuy nhiên với Việt Nam, số liệu thống kê thực tế của HOSE cho thấy dòn vốn ngoại tiếp tục chảy vào mặc dù có khựng lại một chút trong tháng 3. Đáng chú ý, khối ngoại đã mua ròng 24.559 tỷ đồng trong tháng 5. Có ý kiến cho rằng con số sẽ là bán ròng nếu loại mức mua ròng 28.000 tỷ đồng cổ phiếu VHM của Vinhomes, nhưng theo KIS không có lý do gì để loại 28.000 tỷ đồng này ra khỏi tính toán mua/bán ròng của khối ngoại.
Tính từ đầu năm đến nay, khối ngoại đã mua ròng tổng cộng 37.135 tỷ đồng trên HOSE, cao hơn 40% so với số tổng mua ròng cả năm 2017 và vẫn còn chưa tính tới đợt IPO có giá trị xấp xỉ 900 triệu USD của Techcombank - ngân hàng sẽ niêm yết vào này 4/6 sắp tới trên HOSE. Với nhiều đợt thoái vốn Nhà nước đã được lên kế hoạch trong phần còn lại của năm, KIS kỳ vọng dòng vốn ngoại sẽ tiếp tục đi vào thị trường.
Thị trường 'tắm máu', đại diện Ủy ban Chứng khoán khuyến cáo NĐT bình tĩnh, đầu tư theo giá trị dài hạn
Phiên giao dịch 28/5, VN-Index mất hơn 32 điểm, tương đương 3,34%. HNX mất 7,11 điểm tương đương 6,21%, mức giảm trong ngày mạnh nhất ... |
Hàng trăm mã giàm sàn, khối ngoại tập trung gom chứng chỉ quỹ E1VFVN30
Phiên giao dịch ngày 28/5, VN-Index "bay" hơn 32 điểm dưới sự giảm điểm diện rộng của nhiều cổ phiếu, trong đó có một loạt ... |