Chủ tịch Vinamed: Sáp nhập Mediplast là quyết định đúng đắn của chúng tôi, dù người khác nói gì đi nữa
Chính phủ yêu cầu thanh tra việc Mediplast sáp nhập vào Vinamed trong 40 ngày | |
Vinamed: Thanh tra Chính phủ sẽ vào cuộc làm rõ quá trình cổ phần hóa |
"Sáp nhập Mediplast là bước đi đúng đắn"
Sáng này 20/6, Tổng công ty Thiết bị Y tế Việt Nam (Vinamed) tiến hành tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên 2018, hai năm kể từ thời điểm cổ phần hóa, đánh dấu 9 tháng sau khi Vinamed thực hiện sáp nhập cùng CTCP Nhựa Y tế Mediplast theo tỷ lệ 3:1, tức 3 cổ phiếu Vinamed đổi lấy 1 cổ phiếu Mediplast.
Thương vụ M&A lùm xùm một thời gian, thanh tra Chính phủ vào cuộc xoay quanh các vấn đề định giá khu đất, và giảm tỷ lệ sở hữu Nhà nước. Hiện quá trình thanh tra đã xong và đang chờ kết luận, lãnh đạo Vinamed cho biết.
Đại hội đồng cổ đông Vinamed năm 2018 |
Nhìn lại quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp sau cổ phần hóa, Chủ tịch HĐQT Vinamed – ông Phạm Quang Huy cho biết, công ty đã có những bước đi nhất định trọng việc trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh, so với trước kia chủ yếu chỉ đầu tư vào các công ty con, thu cổ tức hàng năm.
Công ty đang đầu tư xây dựng dây truyền sản xuất túi tiệt trùng, băng dán vết thương tại nhà máy Nhựa Y tế Mediplast, dự kiến quý III/2018 tung sản phẩm ra thị trường.
Bên cạnh đó, Vinamed nhận tư vấn thiết kế và thi công nội thất phòng mổ tích hợp, giải pháp cung cấp khí y tế cho các bệnh viện, quý II/2018 triển khai. Ngoài ra còn tiến hành đầu tư phát triển các giải pháp công nghệ thông tin cho bệnh viện, gồm HIS, PACS, CIS, MUSE… gọi chung là Medical IT.
Trong quá trình thực hiện, vị Chủ tịch sinh năm 75 của Vinamed cho biết, công ty gặp phải không ít khó khăn. Từ gốc Nhà nước, Vinamed thiếu nhiều thứ, hạn chế về năng lực tổ chức sản xuất, phương cách truyền thống. Những hoạt động xưa nay vẫn nghĩ là có lợi nhuận cao nhưng xem lại thì không hiệu quả, thậm chí công ty lỗ ngay cả trong hoạt động kinh doanh chính của mình. Hệ thống phân phối yếu, giá thành sản xuất cao, Vinamed phải mất chi phí thông qua đại lý.
Nhưng theo lời ông Huy, sau khi thực hiện sáp nhập cùng Mediplast, tất cả các vấn đề nói trên đã tìm được hướng giải quyết, các sản phẩm sản xuất ra đã được bao tiêu. "Nghĩ lại, đây vẫn là bước đi đúng đắn của chúng tôi, dù người khác nói gì đi nữa", ông Huy cho biết bên thềm đại hội.
Theo cập nhật mới nhất, hai ngày nữa, dây chuyền sản xuất túi ép tiệt trùng mua mới sẽ về Việt Nam. Vinamed đã đàm phán với một vài Tập đoàn Châu Âu, dự kiến cuối năm sẽ ra thêm 1 đến 2 sản phẩm mới.
Kế hoạch mở rộng liên tiếp đòi hỏi công ty cần nguồn nhân lực chất lượng cao hơn, thậm chí thuê nhân sự từ Ấn Độ hay Nhật Bản. Tuy vậy, Chủ tịch Vinamed vẫn tự hào, kể từ thời điểm cổ phần hóa, công ty vẫn chưa hề cho sa thải bất kỳ nhân sự nào, theo ông mỗi người đều có thể sắp xếp cho một vị trí phù hợp.
Năm 2018 SCIC sẽ thoái vốn, có thể tăng vốn lên 500 tỷ đồng vào 2019
Hiện SCIC nắm 14% vốn cổ phần Vinamed (giảm xuống từ 20% sau khi sáp nhập cùng Mediplast). Cũng do còn vốn Nhà nước, Vinamed gặp nhiều rào cản trong kinh doanh.
Nhiều doanh nghiệp nước ngoài không hợp tác với doanh nghiệp có vốn Nhà nước, hay cơ hội hợp tác với WB và Jica cũng trôi qua…
Theo kế hoạch, SCIC sẽ thoái vốn Vinamed trong năm nay. Ông Huy cho biết, điều này có thể giúp doanh nghiệp chủ động hơn trong mọi vấn đề, ngay cả tăng vốn.
Về niêm yết trên sàn chứng khoán, ông Huy cho rằng đây là cơ hội một lần. Với số lượng doanh nghiệp niêm yết hiện tại, để được tổ chức nước ngoài quan tâm, quy mô vốn doanh nghiệp phải từ 1.000 tỷ đồng trở lên.
3 – 5 năm nữa, nếu thị trường phù hợp, Vinamed sẽ niêm yết. Cùng với đó, kế hoạch tăng vốn phải đi trước, năm 2019 công ty dự định tăng vốn lên 300 – 500 tỷ đồng.
Năm 2018, Vinamed đặt kế hoạch doanh thu 253 tỷ đồng, gấp rưỡi thực hiện năm 2017; lợi nhuận sau thuế trên 10 tỷ đồng, tăng 85%; cổ tức 6%.
Để tập trung cho hoạt động kinh doanh, mới đây, Vinamed và cá nhân Chủ tịch Phạm Quang Huy đã đăng ký thoái vốn toàn bộ tại CTCP Thiết bị Y tế Việt Nhật (Mã: JVC), mỗi bên đăng ký bán gần 4,5 triệu cổ phiếu. Trao đổi với chúng tôi về nguyên nhân thoái vốn, ông Huy cho biết do sau nhiều năm nắm giữ, Vinamed không thể đạt được những mục tiêu của mình tại JVC.
Đại hội chấp thuận tư cách thành viên HĐQT với ông Hoàng Minh Dũng (được HĐQT bổ sung từ tháng 9/2017), ông Phan Thanh Hà (bổ sung từ 29/11/2017), ông Đỗ Thanh Tùng (bổ sung từ 22/12/2017). Đồng thời chấp thuận miễn nhiện tư cách thành viên HĐQT với bà Nguyễn Thị Hằng và bà Nguyễn Thị Lan Anh do đã có đơn xin từ nhiệm trước đó. Kết thúc thông qua tất cả các tờ trình.
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/