CPTPP là hiệp định có tiêu chuẩn rất cao về sở hữu trí tuệ (SHTT.) Đối với ngành thủy sản, các cam kết CPTPP về SHTT có liên quan trực tiếp là bảo hộ chỉ dẫn địa lí và độc quyền dữ liệu đối với nông hóa phẩm, theo Trung tâm WTO và Hội nhập thuộc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI).
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản (VASEP), tháng 7, xuất khẩu tôm Việt Nam đạt 388,5 triệu USD, tăng 16,3% so với tháng 7/2019. Lũy kế 7 tháng đầu năm nay, xuất khẩu tôm đạt 1,9 tỉ USD, tăng 7,7% so với cùng kỳ năm ngoái.
CPTPP ghi nhận quyền tự chủ của các nước Thành viên trong việc áp dụng và thực thi các chính sách, pháp luật, ưu tiên về môi trường, tuy nhiên yêu cầu các nước phải bảo đảm một số định hướng.
Hiệp định CPTPP có các cam kết cụ thể về qui trình thông tin liên quan tới các biện pháp khẩn cấp khi có các rủi ro nghiêm trọng, liên quan đến sức khỏe hoặc tính mạng con người, động vật hoặc thực vật
Thủy sản là đối tượng của khá nhiều các biện pháp hàng rào kĩ thuật đối với thương mại; từ qui trình nuôi trồng/khai thác đến dư lượng kháng sinh, độ hàm ẩm, bao gói, thông tin ghi nhãn…
Trung Quốc mặc dù vẫn nằm trong top 10 nguồn cung lớn đối với Mỹ nhưng trong nửa đầu năm nay lượng tôm từ quốc gia này sang Mỹ giảm nhiều nhất với hơn 46% so cùng kì năm trước.
Ấn Độ, Nhật Bản, Đông Nam Á, Na Uy, Trung Quốc những thị trường lớn cung cấp thủy sản hàng đầu cho Việt Nam trong tháng 7 với kim ngạch trên 10 triệu USD mỗi nơi.
Theo Seafoodsource, đại dịch COVID-19 đã có những tác động tiêu cực đến các hoạt động nuôi tôm ở bang Kerala của Ấn Độ, gây thiệt hại cho người nuôi trồng, làm gián đoạn sản xuất, tạo ra tình trạng “thu hoạch sớm” và thất nghiệp trong khu vực.
Gạo Việt Nam vắng bóng trong các cửa hàng, siêu thị bán lẻ tại Thụy Điển. Theo số liệu thống kê của ITC, giai đoạn 2015-2018, kim ngạch nhập khẩu gạo Việt Nam chỉ đạt trung bình 100 nghìn USD/năm.
Tháng 7 kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt xấp xỉ 24,9 tỉ USD. Đây được xem là tháng có trị giá xuất khẩu cao thứ hai từ trước đến nay, chỉ đứng sau trị giá xuất khẩu của tháng 8/2019.
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản (VASEP), Hàn Quốc là thị trường nhập khẩu lớn thứ 5 của tôm Việt Nam, chiếm 10,7% tổng giá trị xuất khẩu tôm Việt Nam đi các thị trường.
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản (VASEP), sau khi giảm mạnh trong quí I/2020 do ảnh hưởng nặng nề của dịch COVID-19 tại Vũ Hán, xuất khẩu tôm Việt Nam sang Trung Quốc đã phục hồi trong quí II/2020, tăng 13,5% so với cùng kì năm ngoái.