Các doanh nghiệp thủy sản tiếp tục đối mặt với rủi ro. Giá cước vận tải vẫn neo ở mức cao giá các loại thức ăn chăn nuôi tuy có giảm nhưng vẫn ở tăng 20% so với cùng kỳ. Bên cạnh đó, biến chủng Delta diễn biến phức tạp khiến hoạt động sản xuất của doanh nghiệp suy giảm.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết trong tình hình xấu, dịch bệnh tiếp tục kéo dài và Trung Quốc tăng cường kiểm soát thủy sản đông lạnh nhập khẩu từ ASEAN, trong đó có Việt Nam thì xuất khẩu thủy sản chỉ có thể đạt tối đa khoảng 8,8 tỷ USD.
Nửa đầu năm nay, xuất khẩu tôm Việt Nam sang Mỹ đạt 440 triệu USD, tăng 36% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong top 5 thị trường nhập khẩu lớn nhất của tôm Việt Nam, Mỹ là thị trường có tốc độ tăng trưởng tốt nhất.
VASEP cho biết nguyên liệu thủy sản huy động cho chế biến-xuất khẩu cũng chỉ đạt khoảng 40-50% so với nguồn nguyên liệu bên ngoài do việc thực hiện giãn cách chung. Dự tính nguy cơ nguồn nguyên liệu cho sản xuất xuất khẩu những tháng cuối năm sẽ thiếu hụt 20-30%.
Sau làn sóng hàng loạt hô hàng tôm bị trả lại khi xuất khẩu sang Trung Quốc với lý do xuất hiện SARS - CoV- 2 trên bao bì, Hiệp hội Xuất khẩu Thủy sản Ấn Độ khuyến cáo doanh nghiệp tránh bán hàng sang thị trường này nhằm tránh rủi ro.
Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản dự báo nếu dịch bệnh COVID-19 được kiểm soát, xuất khẩu tôm sẽ tăng trưởng tốt do có nhiều lợi thế từ FTA và đảm bảo được sự ổn định trong nuôi trồng và sản xuất.
Trong khi xuất khẩu tôm sang các thị trường và khối thị trường chính như CPTPP, Mỹ, EU đều tăng 14% - 36% thì xuất khẩu tôm sang Trung Quốc giảm mạnh, âm 20%.
Kinh tế các nước EU đang hồi phục nhờ những chuyển biến tích cực sau chương trình tiêm phòng vắc xin và các gói hỗ trợ sau COVID-19. Tuy nhiên, VASEP dự báo nửa cuối năm, xuất khẩu thuỷ sản sang EU khó duy trì được tăng trưởng như nửa đầu năm vì ảnh hưởng dịch COVID-19 và thẻ vàng IUU.
Nếu vùng ĐBSCL kiểm soát được dịch bệnh COVID-19 trong vòng 2 tháng nữa, xuất khẩu tôm năm 2021có thể đạt 4,2 tỷ USD, tăng 12% so với năm 2020, chiếm hơn 40% giá trị xuất khẩu của ngành thủy sản.
Cục Xuất nhập khẩu cho biết sau khi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh Kinh tế Á Âu (EAEU) có hiệu lực, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Nga sau khi chững lại trong năm 2017 và giảm năm 2018 đã tăng mạnh trở lại kể từ năm 2019 đến nay.
Theo số liệu nhập khẩu tôm tháng 5/2021 của Mỹ, Ấn Độ đang giữ ngôi vương khi vận chuyển được 31.972 tấn tôm sang thị trường Mỹ. Xếp sau Ấn Độ lần lượt là các nước Indonesia, Ecuador và Việt Nam.
Tháng 5, Mỹ đã nhập khẩu 80.630 tấn tôm, trị giá 682 triệu USD, chỉ đứng sau mức nhập khẩu kỷ lục 82.411 tấn trị giá 702 triệu USD vào tháng 8/2020. Sự hồi sinh của Ấn Độ, nguồn tôm hàng đầu của Mỹ, đã thúc đẩy tổng nhập khẩu tăng mạnh.
Năm 2024, lợi nhuận ngành chứng khoán đã tăng hơn 30% so với năm 2023 và không còn xa đỉnh từng lập năm 2021. 46% đơn vị ghi nhận lãi tăng, 40% giảm lãi và 14% trường hợp lỗ.