Theo Tổng Cục Thống kê Trung Quốc, ngày 21/5, nước này tạm hoãn nhập khẩu thủy sản trong vòng 1 tuần từ 5 công ty Ấn Độ trong đó bao gồm Copyright Notice Gopal Sea Foods, Charly Fisheries, Orient Frozen Foods LLP, và Naga Hanuman Fish Packers.
Trái với triển vọng ảm đạm ở các nước Đông Nam Á khác, lĩnh vực nông nghiệp - thực phẩm tại Việt Nam đang cho thấy khả năng phục hồi mạnh mẽ nhờ dòng vốn đầu tư vào ba nhóm ngành tôm, thịt heo và gia cầm.
Theo Undercurrent News, nhập khẩu tôm của Trung Quốc trong tháng 4 từ các nguồn khác như Việt Nam và Thái Lan giảm lần lượt 55% và 16% so vối cùng kỳ năm ngoái xuống 1.400 tấn và 1.500 tấn.
Việc Ấn Độ chịu ảnh hưởng nặng nề từ làn sóng COVID-19 mới tạo cơ hội cho các đối thủ cạnh tranh như Ecuador, Indonesia, và Việt Nam) cải thiện thị phần trong các nước nhập khẩu - đặc biệt là ở Mỹ.
Trong 4 tháng đầu năm, kim ngạch nhập khẩu thủy sản đạt gần 680 triệu USD, tăng 22% so với cùng kỳ năm ngoái. Ở chiều ngược lại, giá trị xuất khẩu thủy 4 tháng đầu năm 2021 đạt 2,39 tỷ USD, tăng 6,1% so với cùng kỳ năm ngoái.
Hải quan Trung Quốc mới đây tiếp tục siết chặt các biện pháp kiểm dịch COVID-19 đối với các sản phẩm thủy sản đông lạnh. Theo đó, mới đây nước này đã tạm đình chỉ việc nhập khẩu thủy sản từ 5 công ty đến từ các quốc gia Ecuador, Indonesia, Pakistan và Nga.
Cục Xuất nhập khẩu dự báo trong thời gian tới, xuất khẩu tôm của Việt Nam sang thị trường Mỹ sẽ tiếp tục tăng so với cùng kỳ năm 2020 do nhu cầu thị trường vẫn ở mức cao.
Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc tiếp tục là 4 thị trường nhập khẩu hàng đầu của thủy sản Việt Nam trong 3 tháng đầu năm 2021, chiếm 57 % tổng giá trị xuất khẩu thủy sản.
Việc xuất khẩu tôm trong tháng 3 tăng trở lại khiến cho bức tranh quý I chuyển sang gam sáng sau khi kết quả lũy kế 2 tháng đầu năm giảm so với cùng kỳ năm ngoái.
Tháng 2, nhập khẩu tôm của Nhật Bản từ Việt Nam đạt 3,7 nghìn tấn, trị giá 37,8 triệu USD, tăng 30% về lượng và tăng 19,1% về trị giá so với tháng 2/2020.
Những năm qua, ngành tôm Việt Nam nói chung, Cà Mau nói riêng đã đạt được bước phát triển đáng kể. Tuy nhiên, thương hiệu tôm Việt vẫn chưa phát huy đúng tiềm năng, lợi thế sẵn có trước sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường xuất khẩu.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Long An, thời gian gần đây, tình trạng người dân tự phát nuôi tôm thẻ chân trắng trong vùng nước ngọt, vùng đất chuyên trồng lúa nước ở các huyện vùng Đồng Tháp Mười lại xuất hiện và đang có xu hướng tăng cao. Điều này, tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với hoạt động sản xuất nông nghiệp của địa phương.
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản (VASEP), trong tháng 3, kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang thị trường Mỹ tăng mạnh tăng 36% so với tháng 3/2020 lên 136 triệu USD, chiếm gần 20% tổng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam.
Tháng trước, Đại diện Thương mại Mỹ đã đề xuất áp thuế đến 25% đối với hàng loạt hàng hóa của 6 nước để đáp trả thuế dịch vụ kỹ thuật số mà các nước này áp cho các công ty công nghệ Mỹ. Một số mặt hàng thủy sản của Ấn Độ cũng lọt vào danh sách đề xuất, ngoại trừ sản phẩm tôm nước ấm.
Theo phân tích mới nhất của Undercurrent News, trong giai đoạn hậu COVID-19, Trung Quốc, Mỹ và các thị trường mới nổi như Việt Nam chính là nền móng cho thập kỷ tăng trưởng tiếp theo của ngành tôm toàn cầu.
Đại biểu Nguyễn Văn Mạnh đề xuất, bổ sung quy định dòng xe điện hybid không có sạc ngoài được hưởng ưu đãi thuế suất thuế TTĐB với mức thuế suất bằng 70% mức thuế suất của dòng xe xăng dầu.