|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Những nền móng cho thập kỷ tăng trưởng kế tiếp của ngành tôm

15:11 | 20/04/2021
Chia sẻ
Theo phân tích mới nhất của Undercurrent News, trong giai đoạn hậu COVID-19, Trung Quốc, Mỹ và các thị trường mới nổi như Việt Nam chính là nền móng cho thập kỷ tăng trưởng tiếp theo của ngành tôm toàn cầu.

Theo phân tích dữ liệu thương mại giai đoạn 2012 - 2019 do Undercurrent News thực hiện, Trung Quốc chính là động lực lớn giúp nhập khẩu thủy sản toàn cầu tăng gần 1,1 triệu tấn và khả năng cao là đất nước tỷ dân sẽ tiếp tục thúc đẩy tăng trưởng của ngành tôm toàn cầu trong thập niên 2020.

Trong khi đó, Mỹ và các thị trường mới nổi cũng là các nhân tố có thể củng cố thương mại tôm thế giới trong thập niên 2020. Riêng các nền kinh tế mới nổi có thể chạm cột mốc 1 triệu tấn tôm nhập khẩu vào năm 2025, Undercurrent News cho biết thêm.

Đặc biệt, trong dài hạn, giá tôm trên toàn thế giới có thể giảm đáng kể khi nông dân tăng cường và nâng cao hiệu quả nuôi tôm, cũng như do các doanh nghiệp đẩy bớt một phần chi phí sang tay người tiêu dùng. Điều này còn có thể thúc đẩy hoạt động nhập khẩu tôm toàn cầu, vì tôm sẽ trở nên cạnh tranh hơn so với các sản phẩm protein động vật khác.

Nhìn lại một thập kỷ tăng trưởng

Theo dữ liệu do Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC) cung cấp, Undercurrent News tính toán được rằng trong giai đoạn 2012 - 2019, nhập khẩu tôm toàn cầu đã tăng 1,1 triệu tấn lên 3,15 triệu tấn vào năm 2019, tương đương mức tăng 50%.

đ - Ảnh 1.

Số liệu mới của ITC đánh dấu một sự tăng trưởng mạnh mẽ so với thời điểm sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 - 2009, khi nhập khẩu tôm toàn cầu giảm hai năm liên tiếp. 

Giai đoạn 2012 - 2020, hoạt động nhập khẩu tôm ghi nhận tốc độ tăng trưởng bình quân (CAGR) khoảng 6,5%. Chỉ tính riêng năm 2017, các nền kinh tế trên khắp thế giới đã nhập khẩu thêm 234.000 tấn tôm.

Trung Quốc

Trung Quốc đóng một vai trò then chốt, chiếm 70 - 75% tăng trưởng nhập khẩu tôm toàn cầu trong giai đoạn 2012 - 2019. Tổng khối lượng tôm mà Trung Quốc mua từ các đối tác nhảy vọt từ 48.000 tấn năm 2012 lên gần 800.000 tấn năm 2019.

đ - Ảnh 2.

Theo lý giải của Undercurrent News, nhập khẩu tôm của Trung Quốc tăng gấp 10 lần vì sản lượng tôm trong nước giai đoạn 2010 - 2012 lao dốc do hội chứng tôm chết sớm. Tầng lớp trung lưu ở Trung Quốc ngày càng lớn mạnh cũng làm tăng nhu cầu tiêu thụ thủy sản trong nước, buộc doanh nghiệp phải tăng nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu lớn.

Phần lớn tôm nhập khẩu của Trung Quốc là thông qua đường tiểu ngạch với Việt Nam. Từ cuối năm 2017, chính quyền Bắc Kinh đã bắt đầu kiểm soát tuyến đường nhập khẩu này. Đến năm ngoái, Trung Quốc chủ yếu nhập khẩu tôm trực tiếp qua các cảng biển.

đ - Ảnh 3.

Năm ngoái, do người tiêu dùng lo ngại bao bì tôm có chứa virus SARS-CoV-2 nên nhập khẩu tôm chính ngạch của Trung Quốc giảm mạnh 14% xuống còn 610.000 tấn. Dù vậy, nếu tốc độ nhập khẩu tôm của Trung Quốc quay trở lại mức từng ghi nhận trong giai đoạn 2012 - 2019 (tức tỷ lệ CAGR khoảng 49%) thì nhập khẩu tôm của nước này sẽ vượt 1,4 triệu tấn vào năm 2022 và phá ngưỡng 2 triệu tấn vào năm 2023.

Ngay cả khi tỷ lệ CAGR giảm xuống còn 25% thì nhập khẩu tôm của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới vẫn có thể đạt 1 triệu tấn vào năm 2023 và phá ngưỡng 2 triệu tấn vào năm 2026. Thậm chí, nếu CAGR tụt xuống còn 10% thì Trung Quốc vẫn có khả năng chạm mốc 1 triệu tấn tôm nhập khẩu vào năm 2027.

Mỹ

Tôm rất phổ biến trong ngành dịch vụ thực phẩm của Mỹ, do đó nền kinh tế lớn nhất thế giới cũng là một động lực quan trọng để hoạt động nhập khẩu tôm tiếp tục tăng trưởng, Undercurrent News cho hay.

Tổng khối lượng tôm nhập khẩu của Mỹ đi từ 533.000 tấn năm 2012 lên 747.000 tấn năm 2020, tăng 40% (tức tỷ số CAGR đạt khoảng 4,3%). Năm ngoái, dù đại dịch COVID-19 hoành hành nhưng nhập khẩu tôm của Mỹ vẫn nhích 7%.

Những nền móng cho thập kỷ tăng trưởng kế tiếp của ngành tôm  - Ảnh 4.

Trong tương lai, nếu doanh nghiệp Mỹ tiếp tục mua tôm với tốc độ hiện tại, Mỹ sẽ vượt ngưỡng 1 triệu tấn tôm nhập khẩu vào năm 2027.

Đáng chú ý, vì người tiêu dùng Mỹ thường ưa chuộng các sản phẩm tôm sơ chế có chất lượng cao nên kim ngạch nhập khẩu tôm của Mỹ còn cao hơn so với các nước khác, kể cả Trung Quốc.

Liên minh châu Âu (EU)

Bức tranh ngành tôm tại EU không mấy khả quan so với Trung Quốc hay Mỹ. Dù nhập khẩu tôm của các nước Bắc Âu vẫn tăng trong giai đoạn 2012 - 2020, tổng khối lượng tôm nhập khẩu của toàn khối EU lại giảm 3% xuống còn 789.000 tấn vào năm ngoái.

Năm 2020, nhập khẩu tôm chỉ cao hơn năm 2012 khoảng 5%. Ngay cả khi loại trừ số liệu năm 2020, tỷ lệ CAGR của EU trong giai đoạn 2012 - 2019 chỉ đạt 1,1%.

Những nền móng cho thập kỷ tăng trưởng kế tiếp của ngành tôm  - Ảnh 5.

Song, tương tự với Mỹ, người tiêu dùng EU - đặc biệt là các nước khu vực Bắc Âu, cũng rất thích các sản phẩm tôm sơ chế chất lượng cao nên giá trị tôm xuất khẩu cao hơn.

Tuy nhiên, dân số châu Âu ngày càng già hóa và nền kinh tế chung đang chững lại đáng kể dưới ảnh hưởng của dịch bệnh. Các yếu tố này này cho thấy triển vọng tiêu thụ tôm của EU trong tương lai không thực sự tươi sáng.

Nhật Bản

Kể từ năm 2012, nhập khẩu tôm của Nhật Bản giảm mạnh 24% xuống còn 210.000 tấn vào năm 2020.

Nhật Bản thu mua tôm với giá cao trong top đầu của thế giới, do đó việc đất nước mặt trời mọc giảm nhập khẩu tôm sẽ có tác động lớn đến các nhà cung ứng chính của thị trường này là Việt Nam và Thái Lan.

đ - Ảnh 6.

Theo Undercurrent News, thị trường Nhật Bản không còn nhập khẩu nhiều tôm là vì dân số ngày càng thu hẹp, cạnh tranh thị trường lớn hơn và người tiêu dùng trẻ tuổi ngày càng đa dạng các sản phẩm protein trên bàn ăn của họ.

Dù vậy, nhập khẩu tôm của các thị trường mới nổi có thể sẽ bù đắp mức giảm ở Nhật Bản. Trong giai đoạn 2012 - 2020, nhập khẩu thủy sản của các thị trường khác (không tính Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản) tăng 78%. Năm 2020, tổng khối lượng tôm nhập khẩu của các thị trường mới nổi đạt 601.000 tấn.

Với tỷ lệ CAGR là 13%, nhóm các thị trường mới nổi có thể vượt 1 triệu tấn tôm nhập khẩu vào năm 2025, tạo đà cho ngành tôm tiếp tục tăng tốc.

Những nền móng cho thập kỷ tăng trưởng kế tiếp của ngành tôm  - Ảnh 7.

Khả Nhân