Giá thép hôm nay tại Sàn Thượng Hải tăng 29 đồng nhân dân tệ lên 3.764 nhân dân tệ/tấn. Giá quặng sắt giao ngay với hàm lượng 62% đạt ngưỡng 126,5 USD/tấn vào tuần này.
Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; Xăng dầu các loại là hai nhóm hàng xuất khẩu chính của nước ta, kim ngạch xuất khẩu trong tháng 7 lần lượt đạt 165,8 triệu USD và 162,8 triệu USD.
Giá thép hôm nay giảm nhẹ 6 đồng nhân dân tệ xuống 3.733 nhân dân tệ/tấn. Tính riêng trong 7 tháng đầu năm 2020, Trung Quốc đã nhập khẩu quặng sắt nhiều hơn 11,8% so với cùng kì năm ngoái.
Trung Quốc là thị trường tiêu thụ sắt thép Việt Nam nhiều nhất trong 7 tháng đầu năm nay với 1,46 triệu tấn trị giá hơn 585 triệu USD. So cùng kì tăng đến 1.830% về lượng và tăng 1.410% về kim ngạch.
Nhà sản xuất Tokyo Steel đã đạt được hợp đồng thỏa thuận cung cấp thép cho Trung Quốc với số lượng khoảng 100.000 tấn trong bối cảnh chính quyền Bắc Kinh đang khuyến khích xây dựng nhiều cơ sở hạ tầng.
7 tháng đầu năm Việt Nam nhập khẩu 2,5 triệu tấn sắt thép từ Trung Quốc, trị giá 1,52 tỉ USD; chiếm trên 30% tổng lượng và 32% tổng kim ngạch nhập khẩu sắt thép của cả nước.
Mặc dù Trung Quốc vẫn dẫn đầu tiêu thụ sắt thép của Việt Nam nhưng các thị trường như Singapore, Bangladesh, Bỉ, Philippines nổi bật với lượng và giá trị nhập khẩu tăng mạnh mẽ trong tháng 7/2020.
Giá thép hôm nay trên Sàn giao dịch Thượng Hải tăng 20 đồng nhân dân tệ lên 3.792 nhân dân tệ/tấn. Trong khi đó, giá thép cuộn cán nóng giảm 0,2%, còn thép không gỉ tăng 0,1%.
Hồ sơ yêu cầu rà soát biện pháp chống bán phá giá (CBPG) đối với một số sản phẩm thép phủ màu có xuất xứ từ Trung Quốc và Hàn Quốc phải được điền đầy đủ và nộp trực tiếp tới Cơ quan điều tra, trước 17h00 ngày 24/10 (theo giờ Hà Nội).
Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) mới đây thông báo tiếp nhận hồ sơ yêu cầu rà soát biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép không gỉ cán nguội có xuất xứ Trung Quốc, Indonesia, Malaysia và vùng lãnh thổ Đài Loan nhập khẩu vào Việt Nam.